Các bệnh lây qua đường tình dục thường khá khó chữa, điều trị tốn nhiều thời gian, đồng thời gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số kiến thức cơ bản về 5 loại bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay.
1. Bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay
Lậu là căn bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoea gây ra. Quan hệ tình dục không an toàn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao.
1.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu
1.1.1 Đối với nam giới
Viêm niệu đạo trước cấp tính: Các dấu hiệu bao gồm ngứa nhẹ hoặc nặng ở miệng niệu đạo, sưng đỏ ở mép miệng niệu đạo…. Có sự chảy nhầy kèm theo cảm giác đái nóng và buốt nhẹ. Sau đó, có chất mủ màng màu trắng đục hoặc vàng đục chảy ra, khiến người bệnh cảm thấy nóng rát và có thể tiểu từng giọt.
Viêm niệu đạo toàn bộ: sau 10-15 ngày có thể gây ra các vấn đề như tiểu buốt và tiểu khó khăn, có thể có một số giọt máu trong tiểu, và mủ chảy ra nhiều hơn. Hạch bẹn có thể sưng đau, và người bệnh có thể gặp vấn đề về cương cứng và đau khi cương dương.
1.1.2 Đối với nữ giới
Thời gian ủ bệnh ở nữ giới kéo dài từ 2 tuần trở lên. Sau đó, xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng như sau:
– Đái dắt, đau sau quan hệ tình dục và đau ở vùng xương chậu. Trong quá trình khám, có thể phát hiện viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ và âm đạo, đôi khi là viêm tuyến Bartholin… Rất ít phụ nữ gặp các triệu chứng lâm sàng cấp tính.
– Bệnh lậu ở nữ thường bắt đầu bằng viêm niệu đạo khá nhẹ. Người bệnh tiểu khó và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, niệu đạo có vẻ bình thường, nhưng khi nhấn vào niệu đạo có mủ chảy ra.
– Viêm cổ tử cung có dấu hiệu như khí hư, lỗ tử cung đỏ, phù nhẹ, và tiết lộ tuyến.
– Viêm vòi trứng: viêm có thể lan từ âm đạo và cổ tử cung lên. Hiếm khi viêm vòi trứng xảy ra qua đường máu.
1.2 Cách phòng lậu – bệnh lây qua đường tình dục
– Luôn sử dụng bao cao su và vật chắn khi thực hiện quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
– Hãy quan hệ tình dục có chọn lọc, trò chuyện với bạn tình về tình trạng sức khỏe và gợi ý cho họ thực hiện các xét nghiệm.
– Thăm khám bác sĩ và xin tư vấn về an toàn trong tình dục, thực hiện xét nghiệm nếu cần thiết và được chỉ định.
2. Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh tình dục, lây nhiễm khi quan hệ, mà nguyên nhân chính gây ra là vi khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hay vết xước trên da.
2.1 Dấu hiệu bị bệnh giang mai
Các dấu hiệu của bệnh này sẽ có biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của bệnh:
– Giai đoạn thứ nhất: Trong giai đoạn ban đầu, sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ xung quanh dương vật, hậu môn, âm đạo hoặc trực tràng. Thường thì người bệnh không cảm nhận được sự đau đớn từ những vết loét này.
Bệnh giang mai rất dễ lây, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể theo vết thương hở
– Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn 2 của bệnh sẽ có phát ban, sưng hạch và sốt. Phát ban sẽ lan từ thân và bao phủ cơ thể, cả lòng bàn tay và bàn chân, nhưng không gây ngứa. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau họng, nhức đầu, sụt cân, sưng hạch và đau cơ…
– Giai đoạn thứ ba: Đây là giai đoạn vô cùng nguy hiểm của bệnh giang mai, khi các cơ quan quan trọng như tim, máu, não và hệ thần kinh bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, bệnh gây tổn thương và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.
2.2 Cách phòng giang mai – bệnh lây qua đường tình dục
Việc tránh lây truyền bệnh giang mai và các bệnh qua đường tình dục là điều quan trọng mà mọi người nên lưu ý. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy tuân thủ những hướng dẫn sau:
– Kiểm tra sức khỏe toàn diện của bạn và bạn tình trước khi quan hệ tình dục.
– Sử dụng bao cao su để ngăn chặn lây nhiễm bệnh giang mai và các bệnh khác, đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với các vết loét hoặc vùng da có dấu hiệu bất thường.
3. Bệnh viêm âm đạo
Bệnh viêm âm đạo có thể không hẳn là bệnh tình dục vì một số trường hợp viêm do yếu tố khách quan. Viêm âm đạo gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng Trichomonas là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay.
3.1 Dấu hiệu nhận biết về viêm âm đạo
Khi phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo, thường xuất hiện những triệu chứng sau: khí hư nhiều, mùi hôi không bình thường, khí hư kèm theo các bọt khí có màu xanh, xám hoặc vàng xanh. Có thể có cảm giác ngứa ở vùng âm đạo. Ngoài ra, khi kiểm tra, thành âm đạo thường bị sưng đỏ và có dấu hiệu phù nề.
3.2 Cách phòng bệnh viêm âm đạo
– Tránh tắm bồn, đặc biệt là bồn nước nóng và bồn tạo sóng. Thay vào đó, hãy sử dụng vòi hoa sen để tắm.
– Sau khi tắm, hãy rửa sạch xà phòng hoặc sữa tắm khỏi vùng kín. Tránh sử dụng các loại xà phòng có tác dụng tẩy rửa mạnh, như xà phòng khử mùi hoặc kháng khuẩn, cũng như gel tắm tẩy tế bào chết dạng hạt.
Viêm âm đạo là một bệnh phổ biến ở nữ giới
– Lau vùng kín từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, nhằm ngăn chặn vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo.
– Hạn chế việc thụt rửa, vì vùng kín của phụ nữ không cần phải được làm sạch ngoài việc tắm rửa hàng ngày.
– Sử dụng bao cao su, bởi cả bao cao su nam và nữ đều giúp tránh nhiễm trùng trong quan hệ tình dục.
– Dùng đồ lót làm từ vải cotton, vì vải này có khả năng thoáng mát và hấp thụ ẩm tốt, thoáng khí.
4. Bệnh HIV
HIV là căn bệnh thế kỷ vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm
Virus HIV là bệnh tình dục – căn bệnh thế kỷ, nó gây suy giảm miễn dịch của cơ thể và có thể lây nhiễm qua nhiều con đường như: quan hệ tình dục, lqua truyền máu, lây nhiễm từ mẹ sang con…
4.1 Dấu hiệu nhận biết bệnh HIV
Ban đầu, người bệnh có thể mắc phải những biểu hiện sớm giống như bệnh cảm cúm thông thường. Sau giai đoạn này, người bệnh chuyển sang giai đoạn 2, trong đó hầu như không có triệu chứng đáng kể, làm cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn. Chỉ khi bước vào giai đoạn cuối khi chuyển sang AIDS, hệ thống miễn dịch suy giảm và người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
4.2 Cách phòng bệnh HIV
4.2.1 Đối với quan hệ tình dục:
– Cần biết rõ về quá trình tình dục của đối tác trước khi quyết định có quan hệ.
– Sống chung thủy với một đối tác đáng tin cậy là giải pháp tốt nhất để tránh lây nhiễm HIV.
– Sử dụng bao cao su đúng cách để bảo vệ mình và đối tác khỏi HIV
– Điều trị hiệu quả các bệnh lây truyền qua đường tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.
4.2.2 Đối với lây nhiễm qua đường máu:
– Không sử dụng chung kim tiêm trong mọi trường hợp, kim sử dụng 1 lần phải vứt vào rác thải y tế.
– Không tiêm chích chất gây nghiện vì đây là con đường dễ dàng nhiễm HIV nhất.
– Không sử dụng chung vật dụng như khuyên tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kim xăm cá nhân, dụng cụ lấy ráy tai.
4.2.3 Đối với lây nhiễm từ mẹ sang con:
– Thai phụ nhiễm HIV cần được xét nghiệm và sử dụng thuốc kháng virus theo hướng dẫn.
– Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được uống thuốc kháng virus ngay sau khi sinh.
5. Bệnh Herpes sinh dục
Herpes rất dễ lây lan bệnh kể cả khi không có triệu chứng
Herpes là bệnh tình dục cũng tương tự như đa số các bệnh lây qua đường tình dục khác, Herpes rất dễ lây lan bệnh kể cả khi không xuất hiện bất cứ triệu chứng, dấu hiệu nào.
5.1 Dấu hiệu bệnh Herpes sinh dục
Khi bị nhiễm virus herpes, bạn có thể trải qua cảm giác ngứa hoặc râm ran xung quanh vùng kín của mình. Sau đó, thường xuất hiện những mụn nước nhỏ, đau và có thể vỡ ra để lại vết loét chảy nước hoặc chảy máu. Hầu hết mọi người nhận thấy các triệu chứng này trong vòng vài tuần sau khi tiếp xúc với virus từ người khác. Khi lần đầu tiên xảy ra, có thể bạn cảm thấy sốt, nhức đầu hoặc các triệu chứng giống như cảm cúm.
5.2 Cách phòng bệnh bệnh Herpes sinh dục
Để phòng Herpes, cần phải thực hiện tình dục an toàn, dùng bao cao su trong khi quan hệ. Có thể yêu cầu đối tác xét nghiệm STDs trước khi quan hệ để tránh bị lây nhiễm bệnh.
6. Kết luận
Các loại bệnh có thể lây qua đường tình dục rất nhiều, trên đây chỉ là 5 loại bệnh tình dục phổ biến thường gặp. Đa số các loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Bởi vậy, cách tốt nhất để phòng tránh là thực hiện theo những gợi ý trên và thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.