Rối loạn nhịp tim là tình trạng xảy ra những bất thường đối với nhịp đập của tim bao gồm nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp không đều,… Khi bị mắc bệnh này, người bệnh thường lo lắng và thắc mắc rối loạn nhịp tim có chữa được không và cần làm gì để góp phần tăng hiệu quả điều trị? Hãy cùng tìm hiểu về chứng rối loạn nhịp tim trong bài viết dưới đây.
1. Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không? Các yếu tố quyết định
Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý phức tạp với nhiều dạng khác nhau và do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể chữa được không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh và phương pháp điều trị.
Ngoài những dạng khó điều trị thì cũng có các rối loạn nhịp tim có thể chữa khỏi được nhưng cần phối hợp nhiều biện pháp mới có thể đem lại hiệu quả.
Rối loạn nhịp tim có chữa khỏi được không phụ thuộc vào loại rối loạn, nguyên nhân gây loạn nhịp và cách điều trị.
1.1 Các rối loạn nhịp tim có khả năng chữa khỏi cao
Thông thường, các loại rối loạn nhịp tim có nguyên nhân ngoài tim, không xuất phát từ những tổn thương tại cơ tim thì sẽ dễ dàng chữa khỏi nếu loại bỏ hoàn toàn các yếu tố gây bệnh ban đầu.
Các loại rối loạn nhịp tim có khả năng chữa khỏi cao là những rối loạn thứ phát gây ra bởi các bệnh lý hoặc các yếu tố tác động như:
– Bệnh cường giáp
– Bệnh phổi tắc nghẽn
– Sốt
– Thiếu máu
– Mất nước
– Rối loạn điện giải
– Dùng chất kích thích
– Tác dụng phụ của thuốc điều trị
Khi gặp phải các tình trạng này, bạn nên điều trị dứt điểm các bệnh lý khởi nguồn để có thể loại bỏ được nguyên nhân gây rối loạn nhịp, trả lại nhịp tim bình thường.
1.2 Các rối loạn nhịp tim khó chữa
Nếu rối loạn nhịp tim xuất phát từ các bệnh lý tim mạch, do thay đổi cấu trúc tim hoặc hệ thống điện tim bị hư hại thì rất khó chữa khỏi hoàn toàn. Đó là các bệnh lý sau:
– Bệnh mạch vành
– Suy tim
– Tổn thương cơ tim và hệ thống điện tim sau can thiệp tim mạch
– Hội chứng Brugada
– Rối loạn nhịp nguyên phát
– Rối loạn nhịp không rõ nguyên nhân (vô căn)
Mục tiêu điều trị chủ yếu đối với những trường hợp này là kiểm soát triệu chứng và ổn định nhịp tim. Tuy nhiên thực hiện điều này cũng không hề dễ dàng vì một khi tim đã bị tổn thương thì rất khó hồi phục.
Để đạt được mục tiêu trên cần đến sự kết hợp một cách hợp lý của nhiều phương pháp điều trị cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Dựa vào nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim và mức độ rối loạn của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Khi có các triệu chứng hoặc đã được chẩn đoán rối loạn nhịp tim, bạn cần đến chuyên khoa tim mạch của các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn phương án điều trị phù hợp. Như vậy mới sớm đạt được mục tiêu và ngăn ngừa bệnh tăng nặng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Các loại rối loạn nhịp tim xuất phát từ sự thay đổi cấu trúc hoặc tổn thương cơ tim thường khó chữa khỏi hơn.
2. Các biện pháp giúp tăng khả năng chữa khỏi chứng rối loạn nhịp tim
Bên cạnh tình trạng rối loạn và phương pháp điều trị, khả năng chữa khỏi của chứng rối loạn nhịp tim còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện của người bệnh.
Trong điều trị rối loạn nhịp tim, các loại thuốc hay các phương pháp can thiệp giúp ổn định nhịp tim nhưng đôi khi lại chính là nguyên nhân gây rối loạn nhịp. Do đó để kiểm soát của nhịp tim tốt hơn, bạn cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh bao gồm:
2.1 Chế độ ăn uống lành mạnh
Các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như các loại trái cây cam, quýt, bưởi, nho, các loại rau xanh… là những thực phẩm mà người rối loạn nhịp tim nên ăn vì chúng có thể giúp giảm nhịp tim. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối, đường, dầu mỡ, đồ chiên xào…
2.2 Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ
Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng trong điều trị điều trị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là những trường hợp người bệnh bị rối loạn nhịp tim kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện của tình trạng này là thường xuyên lo lắng, căng thẳng và mất ngủ. Bạn nên đi ngủ trước 23h, ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày, ngủ trưa để lấy lại năng lượng cho cơ thể bạn.
Bên cạnh đó, nên từ bỏ thói quen xấu như uống cà phê, rượu, bia, hút thuốc lá để đảm bảo sức khỏe và giữ ổn định nhịp tim.
Kèm theo đó, hãy cân bằng cuộc sống, công việc, suy nghĩ tích cực và thư giãn để góp phần cân bằng nhịp tim.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh góp phần vào hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim.
2.3 Chế độ tập thể dục đều đặn
Các bài tập như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe… rất có ích cho việc ổn định nhịp tim. Bạn nên tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày với các tư thế và cường độ phù hợp. Bên cạnh đó
Như vậy, rối loạn nhịp tim có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh các yếu tố khách quan như loại rối loạn mắc phải, nguyên nhân và mức độ mắc bệnh thì những yếu tố chủ quan, đặc biệt là lối sống vô cùng quan trọng trong việc ổn định nhịp tim, giúp bệnh mau khỏi. Để điều trị bệnh rối loạn nhịp tim một cách hiệu quả nhất, hãy đến các chuyên khoa tim mạch để được các bác sĩ giỏi và các thiết bị y tế hiện đại đồng hành.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.