Bệnh tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) đứng thứ 3 về tỷ lệ tử vong trên toàn cầu, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế hiện nay. Bệnh tai biến mạch máu não vô cùng nguy hiểm, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.

1. Hiểu về tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não là bệnh lý thần kinh nguy hiểm, không phải bệnh tim mạch. Xảy ra khi có cục máu đông làm tắc nghẽn một động mạch (mang máu từ tim đến cơ thể) hoặc một mạch máu nhỏ (dẫn máu lưu thông khắp cơ thể) bị vỡ. Điều này sẽ làm gián đoạn sự lưu thông của máu lên một vùng nào đó của não bộ. Và lâu dần các tế bào não bắt đầu chết, não bị hư hại.

Khi các tế bào não chết vì gián đoạn lưu thông máu thì các chức năng hoạt động do vùng não đó kiểm soát sẽ bị mất đi. Những chức năng đó bao gồm nói, cử động và trí nhớ. Bệnh nhân bị ảnh hưởng như thế nào, còn tùy thuộc vào vùng nào của não xảy ra tai biến (bị tổn thương) và mức độ hư hại của của não ra sao (nặng hay nhẹ).

Có hai dạng tai biến mạch máu não, đó là:

– Nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não). Gồm có các dạng sau: thiếu máu não, thiếu sót thần kinh do thiếu máu não có phục hồi, thiếu máu não tiến triển, thiếu máu não đã hoàn thành.

– Xuất huyết não (vỡ mạch máu não). Gồm có các dạng sau: xuất huyết trong não, xuất huyết khoang dưới nhện.

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế hàng đầu và chiếm tỷ lệ tử vong top 1, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ

Xơ vữa động mạch, cục máu đông bệnh lý (huyết khối), suy giảm khả năng bơm máu từ tim đến cơ thể, bệnh lý mạch máu não (dễ gây vỡ mạch), được cho là hung thủ gây bệnh tai biến mạch máu não. 

Với sự hình thành từ các yếu tố nguy cơ như sau:

Tăng huyết áp

Hút thuốc lá

Đái tháo đường

Rung nhĩ và bệnh tim khác

Rối loạn lipid máu

Hẹp động mạch cảnh

Bệnh thiếu máu hình liềm

Điều trị hormone sau mãn kinh

Dinh dưỡng kém

Ít hoạt động cơ thể

Béo phì

Hội chứng chuyển hóa

Uống rượu quá mức

Lạm dụng thuốc ma túy

Dùng thuốc ngừa thai uống

Rối loạn hô hấp lúc ngủ

Migraine

Tăng homocystein máu

Tăng lipoprotein

Tăng động

Viêm nhiễm

Nhiễm trùng

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được như:

Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn (từ 65 tuổi trở lên) và đặc biệt là người cao tuổi mắc bệnh nền.

Chủng tộc – dân tộc

Giới tính: nam giới có tỷ lệ đột quỵ cao hơn nữ giới, gấp 2,5 lần.

Sinh thiếu cân (<2500g)

Tiền sử gia đình đột quỵ/ thiếu máu não thoáng qua.

Nguyên nhân di truyền của đột quỵ: một số ít bệnh nhân đột quỵ do di truyền (chủ yếu rơi vào các trường hợp đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên chưa có đầy đủ số liệu trong tầm soát di truyền cho phòng ngừa đột quỵ này.

Theo thống kê, có tới khoảng 78% trường hợp tai biến mạch máu não có tăng huyết áp.

3. Các dấu hiệu nhận biết tai biến mạch máu não

– Đột ngột giảm mức độ tỉnh táo

– Yếu sức hay bị liệt, đặc biệt ở một bên cơ thể

– Cảm giác tê ở mặt, cánh tay hay cẳng chân

– Nói hoặc hiểu khó

– Chóng mặt mà không rõ nguyên nhân

– Thị lực bị xáo trộn

– Mất thăng bằng

– Lẫn lộn

Khi có các dấu hiệu sau, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất có cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1 Chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não

Khám lâm sàng và làm các xét nghiệm thường quy. Các xét nghiệm bao gồm: đường máu, điện giải đồ, công thức máu, đông máu cơ bản, chức năng gan thận, lipid máu.

Chụp cắt lớp vi tính sọ não không cản quang: với tất cả bệnh nghi ngờ đột qụy. Tuy nhiên, chụp CT sọ não có thể bỏ sót những trường hợp nhồi máu não đến sớm, tổn thương nhỏ ở vùng vỏ não hoặc vùng dưới vỏ, tổn thương não ổ khuyết, đặc biệt tổn thương ở vùng hố sau.

Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI não (sọ não, mạch não) được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não bởi: độ chính xác cao, khả năng phát hiện sớm đột quỵ, độ an toàn cao, có thể khắc phục được nhược điểm của CT não. Tuy nhiên, chụp MRI sẽ tốn nhiều thời gian hơn chụp CT. Do đó trong một số trường hợp khẩn cấp các bác sĩ sẽ cân nhắc nên chụp CT hay chụp MRI cho người bệnh.

Chụp cộng hưởng từ MRI não (sọ não, mạch não) được ưu tiên sử dụng trong chẩn đoán bệnh tai biến mạch máu não.

4.2 Điều trị bệnh tai biến mạch máu não

Mục tiêu điều trị bệnh tai biến mạch máu não là:

– Giảm tỷ lệ tử vong

– Hạn chế tối đa di chứng, mức độ tàn phế.

Muốn làm được điều này, cần tuân thủ nguyên tắc điều trị chung đó là:

– Điều tri cấp cứu và tối ưu hóa tình trạng thần kinh.

– Hạn chế lan rộng ổ tổn thương

– Đảm bảo tưới máu não được thông suốt

– Phòng ngừa biến chứng

– Phục hồi chức năng

– Phòng ngừa tai biến mạch máu não tái phát.

Khi người bệnh được đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu càng sớm, điều trị đúng phác đồ thì tỷ lệ tử vong càng giảm đi và các di chứng do tai biến gây ra cũng giảm đáng kể.

Cụ thể:

Hồi sức chung

Hồi sức hô hấp: duy trì, đảm bảo tình trạng oxy hóa tổ chức; tránh tắc nghẽn đường thở, giảm thông khí, viêm phổi do sặc và xẹp phổi. Xem xét đặt nội khí quản. Hầu hết bệnh nhân nhồi máu não cấp không cần hỗ trợ oxy nhưng phải đảm bảo SpO2 ≥ 92%.

Kiểm soát nhiệt độ

Việc tăng thân nhiệt ở bệnh nhân nhồi máu não cấp sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong, tàn phế, nhu cầu chuyển hóa và tăng sản sinh chất dẫn truyền thần kinh, gốc tự do. Do đó, cần kiểm soát thân nhiệt bằng cách dùng các thuốc hạ nhiệt, chườm mát.

Kiểm soát các triệu chứng tim mạch

Cần kiểm soát các triệu chứng tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Và điều cần thiết là phải điều trị các bệnh lý tim mạch đi kèm.

Điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.

Các thuốc chống đông, thuốc ngưng tập kết tiểu cầu.

Chỉ định phẫu thuật và can thiệp nội mạch.

Can thiệp phẫu thuật trong chảy máu não.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *