Bệnh thấp tim ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thấp tim ở trẻ em là một căn bệnh không hiếm gặp, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa, chữa trị bệnh là cần thiết. Điều này giúp cha mẹ của trẻ vững vàng trong cuộc chiến ngăn chặn căn bệnh này, bảo vệ con yêu.

BỆNH THẤP TIM Ở TRẺ EM LÀ GÌ?

Bệnh thấp tim ở trẻ em thường gặp trong độ tuổi từ 5 – 15. Bệnh thường xảy ra sau một đợt viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hoặc viêm da.

Các tình trạng viêm nhiễm khiến một loại vi khuẩn có tên là: Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (streptococus typ A) xâm nhập gây ra bệnh thấp tim.

Việc các đợt viêm cấp tính tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thấp tim. Các biểu hiện của bệnh thấp tim xuất hiện sau 2 – 4 tuần nhiễm liên cầu khuẩn. Dấu hiệu ban đầu của bệnh bao gồm:

  • Trẻ thường sốt từ 38 – 40 độ, có thể họng đỏ, vã mồ hôi, chảy máu cam, tiểu ít, mệt mỏi, kém ăn, sắc mặt nhợt nhạt.
  • Có trường hợp triệu chứng chỉ thoáng qua. Tuy nhiên sau đó khoảng 1 – 5 tuần, trẻ sẽ có biểu hiện đau ở các khớp.

Bệnh thấp tim ở trẻ em thường gặp trong độ tuổi từ 5 – 15. (ảnh minh họa)

TÁC HẠI CỦA BỆNH THẤP TIM VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM

Ảnh hưởng đến tim: Bệnh chủ yếu gây tổn thương cơ tim và màng trong tim, trong đó có viêm nội tâm mạc. Ảnh hưởng phổ biến nhất của viêm nội tâm mạc là hở và hẹp van hai lá, hở van động mạch chủ. Viêm tim nặng có thể dẫn đến suy tim cấp. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể tử vong rất nhanh hoặc để lại di chứng nặng ở van tim.

Ảnh hưởng đến khớp: Đau, viêm sưng nóng đỏ ở một số khớp lớn như khớp gối, khớp khuỷu, khớp cổ chân, cổ tay, khiến người bệnh cử động rất khó khăn. Khi người bệnh có cơn đau ở khớp, đồng thời cũng có tổn thương ở tim, gây mệt mỏi, đau tức ngực, khó thở.

Ảnh hưởng thần kinh: Biểu hiện thần kinh là triệu chứng muộn của thấp tim. Những biểu hiện trên hệ thần kinh là biểu hiện của thể thấp tim rất đặc biệt, biểu hiện lúc đầu có thể trẻ chỉ thay đổi tâm tính, hay cáu gắt, mệt mỏi, có thể kèm theo rối loạn như: múa tay chân bất thường, nói khó, cầm đũa, bút viết hay rơi, viết xấu…

Ảnh hưởng đến da: Các biểu hiện ở da trong bệnh thấp tim hiếm gặp, có thể có các hạt cứng, không dính vào da mà dính vào nền xương, thường gặp ở đầu gối, ấn không đau. Có khi là ban màu hồng hay vàng nhạt, thường ở thân mình, gốc chi. Các vấn đề này tồn tại một vài ngày đến một vài tuần rồi biến mất.

Thấp tim ở trẻ em. (hình minh họa)

CÁCH NÀO PHÒNG BỆNH THẤP TIM Ở TRẺ EM HIỆU QUẢ?

Bệnh thấp tim có thể phòng ngừa bằng lối sống và sinh hoạt khoa học:

– Giữ môi trường sống sạch sẽ

– Vệ sinh cơ thể và vùng mũi họng thường xuyên

– Giữ ấm cổ, ngực, mũi họng về mùa đông

– Ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

– Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần được điều trị triệt để. Khi thấy trẻ ở lứa tuổi từ 5 – 15 bị viêm họng nhiều lần có đau mỏi, sưng, nóng đỏ ở các khớp, hoặc mệt mỏi, khó thở, đau vùng tim, có biểu hiện bất thường về tâm thần vận động, cần đưa trẻ đi khám ngay. Tuân thủ chế độ tiêm phòng tái phát.

Nếu trẻ bị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang cần được điều trị triệt để tránh biến chứng. (ảnh minh họa)

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ nhiều bác sĩ giỏi trong lĩnh vực Nhi khoa từ các bệnh viện lớn như viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … ra làm việc. Đặc biệt, có Đại tá, PGS.TS, BSCK II Nội chung, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Bác sĩ tại Chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là chuyên gia Tim mạch hàng đầu tại Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội. Nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1– Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. Hệ thống máy móc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh tân tiến, cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và chu đáo là địa chỉ tốt để mẹ thăm khám và điều trị cho bé yêu.

Nếu cần tư vấn hay muốn đặt lịch khám cho bé với các bác sĩ Nhi khoa tại Thu Cúc, mẹ chỉ cần liên hệ 1900 55 88 92 sẽ được hỗ trợ tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *