Chào bác sĩ! Con trai tôi năm nay 7 tuổi. Cháu bị bệnh suy tim độ 1. Hiện gia đình tôi vẫn cho cháu đi khám thường xuyên và điều trị uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, tôi muốn kết hợp cả trị liệu dinh dưỡng và lối sống để chữa bệnh cho cháu. Xin bác sĩ tư vấn giúp, trong ăn uống và sinh hoạt, bệnh tim có kiêng gì không? Cảm ơn bác sĩ! (Lê Phương Thảo – Bắc Ninh).
Trả lời:
Chào chị Phương Thảo! Trước tiên cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Câu hỏi “bệnh tim có kiêng gì không” của chị, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:
Điều trị bệnh suy tim cần căn cứ vào nguyên nhân gây suy tim để điều trị. Khi đã xác định đươc suy tim không có nguyên nhân có thể điều trị được thì phải áp dụng các biện pháp điều trị khác.
Bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu hiện nay. Nhóm bệnh về tim mạch bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có suy tim.
Bệnh suy tim là trạng thái cung lượng tim không đáp ứng với nhu cầu của cơ thể về mặt oxy. Dựa trên mức độ hoạt động thể lực và triệu chứng cơ năng của bệnh nhân, bệnh suy tim được phân làm 4 cấp độ từ suy tim cấp độ 1, 2, 3 và 4. Bệnh suy tim nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng như: Thận bị tổn thương, van tim bi hư hỏng, gan bị tổn thương, đau tim và dễ bị đột quỵ…
Nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim là bệnh động mạch vành (CAD). CAD xảy ra khi các động mạch cung cấp máu cho cơ tim bị hẹp do chất béo tích tụ, còn gọi là mảng bám.
Điều trị bệnh suy tim cần căn cứ vào nguyên nhân gây suy tim để điều trị. Khi đã xác định đươc suy tim không có nguyên nhân có thể điều trị được thì phải áp dụng các biện pháp điều trị khác.
Bệnh tim có kiêng gì không? Với trường hợp của con trai chị, chế độ ăn và sinh hoạt cần lưu ý một số điểm sau: Chế độ ăn hạn chế muối (dưới 2g/ngày); hạn chế hoạt động thể lực, giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp, tránh lo lắng, buồn phiền, stress, cần nghỉ ngơi nhiều…
Người bị bệnh tim mạch cần hạn chế cholesterol và chất béo không tốt
Chị và gia đình nên có kế hoạch để kiểm soát khẩu phần ăn của con sao cho phù hợp. Theo đó, có thể cho con ăn nhiều rau và hoa quả nhưng cần tránh ăn dừa, các loại rau chiên xào, rau kèm với sốt kem, hoa quả đóng hộp hoặc để đông lạnh…; Ăn ngũ cốc nguyên hạt nhưng nên tránh ăn bột mỳ trắng, bánh mỳ trắng, bánh nướng xốp, bánh quế nhân kem, mỳ trứng, bắp răng bơ…; Hạn chế cholesterol và chất béo không tốt; Giảm hàm lượng natri trong chế độ ăn.
Tốt nhất chị và gia đình nên đưa con đi khám và xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ. Từ lâu Bệnh viện Thu Cúc được biết đến là địa chỉ khám và điều trị tim mạch uy tín, chất lượng cao tại Hà Nội. Chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Thu Cúc có các bác sỹ giỏi là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ tốt nhất cho việc khám và điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào chất lượng khám, điều trị bệnh tim mạch tại Bệnh viện Thu Cúc.
Đặc biệt, thẻ khám bệnh gia đình có duy nhất tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sẽ giúp mở ra nhiều cơ hội tiếp cận và điều trị bệnh tốt nhất cho người bệnh. Theo đó chỉ với 2 triệu đồng/thẻ/gia đình 4 thành viên và 3 triệu đồng/thẻ/gia đình 6 thành viên, các thành viên trong gia đình đã có thể được khám bệnh thường xuyên không giới hạn số lần khám trong 1 năm (kể từ ngày đăng ký thẻ) và không cần bận tâm đến chí phí mỗi lần khám bệnh.Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người bệnh tim mạch vì đây là bệnh cần được theo dõi thường xuyên và chữa trị lâu dài. Việc được gặp bác sĩ thường xuyên và tiết kiệm tối ưu chi phí sẽ giúp người bệnh được theo dõi sức khỏe và điều trị tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.