Bệnh tim hay bệnh tim mạch là nhóm bệnh lý gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh có thể diễn tiến âm thầm hoặc gây ra các tình trạng cấp tính với các triệu chứng rầm rộ như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử,…Cùng tìm hiểu bệnh tim là gì và cách nhận biết, chẩn đoán, điều trị qua bài viết sau đây.
1. Bệnh tim là gì?
Bệnh tim hay bệnh tim mạch là các bất thường về cấu trúc, hoạt động của trái tim, sự bất thường của các mạch máu khiến tim thay đổi cấu trúc hoặc rối loạn hoạt động. Hậu quả là gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tùy vào mức độ tổn thương của tim và nhu cầu máu của các cơ quan nhận máu, dưỡng chất từ tim mà sự ảnh hưởng của bệnh tim đối với cơ thể cũng không giống nhau.
Bệnh tim là bệnh các bệnh lý liên quan đến các bất thường về cấu trúc, hoạt động, chức năng của tim và mạch máu có khả năng gây ảnh hưởng đến tim.
Các bệnh tim mạch bao gồm:
– Bệnh động mạch vành
Tình trạng là tình động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị thu hẹp, giảm khả năng lưu thông máu, hạn chế việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim. Bệnh gây ảnh hưởng đến hoạt động co bóp của tim và chức năng của toàn bộ các cơ quan trên cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh là do xơ vữa mạch vành, co thắt mạch vành, bóc tách động mạch vành…
– Bệnh mạch máu ngoại vi
Tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở các chi do xơ vữa động mạch. Các dạng thường gặp là viêm tĩnh mạch, giãn tính mạch, tắc động mạch, bệnh Buerger, Raynaud…
– Bệnh cơ tim
Gồm thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, cơ tim phì đại, thường xảy ra do cơ tim không được cung cấp máu đầy đủ hoặc phải hoạt động quá nhiều.
– Bệnh van tim
Là tình trạng một hay nhiều van tim xảy ra những bất thường khiến máu không di chuyển theo 1 chiều giữa các buồng tim giữa tim với phổi và với động mạch chủ. Bệnh van tim bao gồm hẹp và hở van tim.
– Rối loạn nhịp tim
Gồm các bất thường liên quan đến nhịp đập của tim như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, nhịp tim không đều.
– Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh liên quan đến các dị tật ở tim do các khiếm khuyết trong quá trình hình thành bào thai. Bệnh nguy hiểm nhưng nếu được sàng lọc, phát hiện, điều trị sớm và chăm sóc tốt, người bệnh vẫn có thể sống bình thường.
– Suy tim
Suy tim thường là hậu quả của tất cả các bệnh lý tim mạch nếu không được điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây bệnh tim
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tim bao gồm:
– Do bẩm sinh
– Do lão hóa
– Do nhiễm trùng
– Do các thói quen xấu như hút thuốc lá; chế độ ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol; ít vận động; căng thẳng kéo dài
– Do các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường…
– Do di truyền
Những người lớn tuổi thường dễ mắc các bệnh lý tim mạch.
3. Các triệu chứng của bệnh là gì?
Bệnh tim thường ít biểu hiện thành triệu chứng khi bệnh còn nhẹ. Khi các triệu chứng đã trở nên rõ ràng thì thường bệnh đã tiến triển nặng, thậm chí dẫn đến suy tim.
Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu nhận biết bệnh tim:
– Khó thở, tăng lên khi gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống
– Đau thắt, tức, đè nặng trong ngực
– Cơ thể tích nước, mặt, bàn chân căng, phù tím, gan to, tĩnh mạch cổ nổi
– Mệt mỏi, kiệt sức do thiếu máu đến tim, não và phổi
– Ho dai dẳng, khò khè do dịch ứ ở phổi lâu ngày
– Chán ăn, buồn nôn do thiếu máu nuôi dưỡng khiến hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng
– Tiểu đêm do tích nước ở thận qua các mạch máu
– Tim đập nhanh, mạch không đều, thường đánh trống ngực hoặc tim đập dồn dập
– Thở gấp, lo lắng, đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, chân
– Chóng mặt, ngất xỉu do rối loạn nhịp tim hoặc máu không đủ cung cấp cho não
4. Chẩn đoán bệnh tim
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tim mạch dựa trên các yếu tố sau:
– Triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh
– Tiểu sử bệnh của gia đình
– Các yếu tố nguy cơ như hút thuốc, tiểu đường, béo phì, căng thẳng…
– Sờ, gõ, nghe tim
Bên cạnh đó, một số xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh tim mạch gồm có:
– Xét nghiệm thể chất
– Xét nghiệm máu
– Chụp X-quang
– Chụp cộng hưởng từ tim
– Điện tâm đồ
– Máy theo dõi Holter
– Siêu âm tim
– Đặt ống thông tim
– Chụp cắt lớp vi tính tim
Người bệnh cần đi khám thường xuyên để theo dõi và kiểm soát các chỉ số nhằm điều trị hoặc phòng tránh bệnh tim hiệu quả.
5. Điều trị
Tùy thuộc vào loại bệnh tim và tình trạng sức khỏe thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Các phương pháp điều trị thường được sử dụng gồm:
– Sử dụng thuốc: Các loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng và điều trị từ nguyên nhân. Phụ thuộc vào loại bệnh tim mà bệnh nhân mắc phải và tình trạng thực tế mà các bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp. Thông thường, thuốc kháng sinh đối với các trường hợp nhiễm trùng tim, các loại thuốc giãn mạch, kiểm soát huyết áp, cholesterol máu được kê cho các bệnh nhân mắc bệnh mạch vành,…
– Thay đổi lối sống: Chế độ ăn uống, sinh hoạt có tác động rất lớn đến quá trình điều trị. Người bệnh cần tuân thủ lối sống khoa học, chế độ ăn uống ít chất béo và muối, tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, tránh xa thuốc lá và rượu bia,…để bệnh tim sớm được cải thiện.
– Can thiệp, phẫu thuật tim: Biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật tim thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa, đã hoặc có nguy cơ biến chứng cao.
6. Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch
Trừ bệnh tim do bẩm sinh và di truyền, còn với các loại bệnh tim mạch khác, bạn có thể hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
– Theo dõi và kiểm soát hàm lượng cholesterol, đường trong máu, các chỉ số huyết áp
– Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích gây hại khác
– Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe
– Luyện tập thể dục thể thao điều độ, các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy chậm, bơi, bóng bàn, cầu lông, khí công, yoga…
– Giữ cân nặng luôn ổn định bằng cách ăn uống và tập luyện, tránh béo phì
– Ngủ đủ giấc mỗi ngày, tránh căng thẳng thường xuyên
– Kiểm tra sức khỏe theo định kỳ
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu bệnh tim là gì. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị và cải thiện nếu phát hiện sớm. Vì vậy, hãy luôn quan tâm đến sức khỏe trái tim bằng việc theo dõi các dấu hiệu bất thường và đi khám sớm khám định kỳ thường xuyên. Khi mắc bệnh tim, cần điều trị và chăm sóc tích cực để tránh những diễn tiến nguy nặng nề và nguy hiểm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.