Các bệnh lí về tim mạch đã và đang là nỗi lo của rất nhiều người. Có lẽ chúng ta đều biết, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sỹ, nhân tim mạch cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh thì mới thu được hiệu quả điều trị lâu dài. Vậy người bị bệnh tim nên ăn gì để tốt cho sức khỏe và tim mạch? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu đó bằng một số gợi ý hữu ích để bạn có thể biết cách chăm sóc sức khỏe trái tim cho chính mình hoặc những người thân yêu.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh kết hợp luyện tập đều đặn là cách giúp bạn phòng và hạn chế biến chứng bệnh tim mạch rất hiệu quả.
Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ bệnh tật và đặc biệt tốt cho người bệnh tim.
1. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ.
Chuối rất giàu kali tự nhiên – tốt cho sức khỏe tim mạch.
Đây là một trong những gợi ý lí tưởng cho thực đơn của người bị bệnh tim. Bởi chuối chứa khá nhiều kali – là loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu giúp giảm nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
2. Đậu nành
Các loại đậu, đặc biệt là đậu nành có chứa nhiều protein, vitamin, axit béo bão hòa omega – 3 và các loại khoáng chất…có tác dụng rất tốt trong điều hòa nhịp tim, cân bằng huyết áp, duy trì các chỉ số ổn định về đường huyết và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tim hiệu quả. Bởi vậy, đây chính là câu trả lời hữu ích cho thắc mắc người bị bệnh tim nên ăn gì?
3. Ngũ cốc
Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời giúp chúng ta tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.
Trong các loại ngũ cốc có chứa một hàm lượng tương đối lớn các dưỡng chất và chất xơ quan trọng giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Bổ sung ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bị bệnh tim là phương pháp hữu hiệu hỗ trợ điều trị và giảm nguy có mắc các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh.
4. Các loại rau xanh
Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt là các loại rau họ cải. Chúng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega – 3 có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch.
5. Cá
Cá cũng là loại thực phẩm thiên nhiên ngon và lành đối với sức khỏe tim mạch.
Đây cũng là một gợi ý tốt cho câu hỏi người bị bệnh tim nên ăn gì. Bởi, cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có khả năng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega – 3. Ngoài ra, axit omega – 3 còn có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm. Do đó giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính.
Với một số gợi ý đơn giản trên đây, bạn hoàn toàn có thể biến hóa chúng để tạo ra những thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, bên cạnh việc ăn uống khoa học, đúng cách, bạn cũng cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng những lần khám sức khỏe định kì để tầm soát, chẩn đoán bệnh nhanh chóng và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Khám sức khỏe định kì tại bệnh viện Thu Cúc để tầm soát bệnh lí, đặc biệt là bệnh tim mạch cũng là giải pháp bảo đảm sức khỏe tốt nhất.
Là một bệnh viện đa khoa hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, những năn qua bệnh viện Thu Cúc luôn là địa chỉ uy tín và tin cậy trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lí tim mạch của bệnh nhân cả nước. Đến với bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ – là những chuyên gia tim mạch hàng đầu trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và theo dõi điều trị bằng những thiết bị chẩn đoán; điều trị công nghệ cao cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng; chính xác tới 97% giúp mang lại kết quả điều trị tối ưu nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.