Bệnh ung thư da có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc này.
Ung thư da là bệnh gì?
Ung thư da là bệnh lý ung thư phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Bệnh được chia thành 3 loại là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào hắc tố.
Theo các chuyên gia y tế, ung thư da do nhiều yếu tố khác nhau gây ra nhưng không phải ai cũng biết để phòng ngừa bệnh kịp thời. Các yếu tố gây bệnh bao gồm:
Ung thư da là bệnh lý ung thư phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi.
- Tia UV từ nắng mặt trời đặc biệt là ánh sáng với cường độ mạnh
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Mắc các bệnh lý về da từ trước như u nhú, mụn cơm, nốt ruồi, tổn thương sừng hóa vẩy hoặc sẹo bỏng lâu ngày…
- Chủng tộc người da trắng, tóc sáng màu dễ bị ung thư da hơn người da và tóc tối màu
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh
Ung thư da có nguy hiểm không?
Ung thư da là bệnh nguy hiểm và thường không được phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu mờ nhạt. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ thấy:
- Trên da xuất hiện vết loét lâu lành và rớm máu
- Biến đổi dày sừng, loét da liên tục
- Loét hoặc nổi cục ở sẹo cũ
Ung thư da là bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
- Các khối u dưới da phát triển nhanh
- Sự thay đổi bất thường ở nốt ruồi
- Có thể sờ thấy hạch
Ung thư da nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề nhất của bệnh là khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Bệnh ung thư da có chữa được không?
Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng ung thư da cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy vào từng giai đoạn bệnh tiên lượng sống khác nhau. Nếu chữa trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%. Ở giai đoạn muộn, tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 20-40%.
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư da. Căn cứ vào từng mức độ bệnh và giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
- Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp mắc ung thư da ở giai đoạn sớm.
- Xạ trị: Phương pháp này thường được áp dụng đối với các trường hợp mắc ung thư da giai đoạn muộn. Xạ trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, giúp cắt bỏ dễ dàng hoặc xạ trị được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.
Bệnh ung thư da có thể chữa được bằng nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị
- Hóa trị: Phương pháp này là dùng thuốc hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể dùng khi bệnh đã di căn và không thể phẫu thuật được.
- Thuốc bôi 5FU dạng kem chỉ dùng trong trường hợp ung thư biểu mô vảy, còn với ung biểu mô tế bào đáy thì lành ở phía trên, phía dưới bệnh vẫn phát triển.
- Liệu pháp miễn dịch được sử dụng điều trị bệnh cho một số người bệnh ung thư hắc tố
Nếu được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm bệnh, giúp loại bỏ hoàn toàn ung thư da.
Lưu ý gì trong khi điều trị ung thư da?
Để ngăn ngừa ung thư da tiến triển hoặc tái phát trở lại, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, sau quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời đặc biệt là nắng có cường độ cao, tia UV mạnh trong thời gian từ 10-16h hàng ngày; sử dụng quần áo chống nắng, khẩu trang, mũ rộng vành, kính râm để bảo vệ cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại trong công việc và cuộc sống. không sử dụng mỹ phẩm trên da
- Sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất…
- Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, uống nhiều nước và ăn nhiều rau củ quả.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám đúng hẹn.
Ung thư da là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, có chế độ chăm sóc và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp kiểm soát và đẩy lùi sớm bệnh ra khỏi cơ thể, tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.