Ung thư vòm họng phổ biến hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở vùng đầu cổ. Nhiều người mắc ung thư vòm họng lo lắng bệnh sẽ di truyền sang mọi người trong gia đình. Vậy thực tế, ung thư vòm họng có di truyền không?
Bệnh ung thư vòm họng có di truyền không?
Hình ảnh giải phẫu vòm họng
Ung thư vòm họng xuất phát từ vòm họng (họng mũi). Bệnh có ít biểu hiện ở giai đoạn sớm và đa số các triệu chứng bệnh dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn với một số bệnh lý tai mũi họng thông thường. Biểu hiện ung thư vòm họng đa số là các triệu chứng mượn của các cơ quan lân cận như thần kinh, hạch, tai, mũi…
Nhiều người có người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ mắc ung thư vòm họng đều lo lắng không biết bệnh ung thư vòm họng có di truyền không. Giải đáp về điều này, các bác sĩ cho biết ung thư vòm họng không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, những người có bố/ mẹ, anh/ chị, em mắc ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.
Một số hội chứng di truyền có liên quan đến ung thư vòm họng là:
- Hội chứng fanconi: là bệnh di truyền phát sinh từ tủy xương. Những người mang hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư vòm họng và một số bệnh ung thư vùng đầu cổ khác.
- Hội chứng dyskeratosis congenita: hội chứng này gây thiếu máu bất sản, phát ban da, móng tay và móng chân bất thường. Những người mang hội chứng này có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, ung thư miệng cao hơn.
Ai dễ mắc bệnh ung thư vòm họng?
Thực tế, nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố được xác định có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư vòm họng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, kể cả người trẻ tuổi khi có không ít trường hợp ca bệnh được chẩn đoán ở tuổi đời rất trẻ, chỉ khoảng 30 tuổi. Một số nhóm người có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao là:
Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn những người bình thường
- Hút thuốc lá: khói thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư đầu cổ, trong đó có ung thư vòm họng. Nhiều nghiên cứu cho biết, mỗi năm có khoảng 40 nghìn ca tử vong do bệnh ung thư phổi thì có tới 33 nghìn ca có liên quan đến khói thuốc lá. Sở dĩ khói thuốc là yếu tố nguy cơ cao nhất vì các chất độc hại có trong thuốc lá tác động trực tiếp vào vùng niêm mạc miệng họng, kết hợp với hồng cầu lan nhanh sang các cơ quan khác.
- Uống nhiều rượu bia: rượu bia hấp thụ vào cơ thể trong một thời gian dài làm tổn thương các tế bào lót trong vòm họng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 1/3 ca mắc ung thư vòm họng có liên quan đến rượu bia
- Duy trì dinh dưỡng không tốt: những người có chế độ ăn không cân bằng, thiếu rau xanh và hoa quả trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
- HPV: là loại vi rút gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường sinh dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục hoặc quan hệ tình dục bằng miệng. Ngoài là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, HPV còn được liệt vào yếu tố tăng nguy cơ ung thư vòm họng, ung thư miệng…
- Môi trường làm việc độc hại: những người làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với nhiều bụi gỗ, các chất hóa học, nhựa, cao su… có nguy cơ mắc ung thư vòm họng cao hơn…
Để phòng bệnh ung thư vòm họng hiệu quả, các bác sĩ khuyên nên kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, tập trung vào giảm các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh kết hợp với khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm, đặc biệt với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng gói khám sàng lọc ung thư vòm họng với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, giúp phát hiện bệnh sớm ngay khi chưa có biểu hiện. Chi tiết gói khám: Tại đây
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.