Ung thư vòm họng là một trong số các bệnh lý ác tính phổ biến thường gặp với tỉ lệ tử vong cao. Đối với căn bệnh này, có nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu ung thư vòm họng có lây không? Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về căn bệnh này.
1. Những thông tin khái quát về bệnh ung thư vòm họng
Bệnh ung thư vòm họng là một trong 10 bệnh lý ung thư thường gặp ở nước ta. Bệnh thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu mà thường được phát hiện ở giai đoạn ung thư đã phát triển. Tuy nhiên, thời điểm khởi phát chính là thời gian điều trị tốt nhất nên đó cũng là thời điểm đáp ứng điều trị tốt nhất.
Ung thư vòm họng hình thành khi vòm họng xuất hiện các tế bào ác tính xuất hiện trong vòm họng và có thể phát triển xâm lấn sang các cơ quan khác mà cơ thể không kiểm soát được. Căn bệnh này được biểu hiện với những triệu chứng điển hình sau:
– Khàn tiếng, đau rát họng
– Ho có đờm mạn tính lâu khỏi không rõ nguyên do
– Đôi khi bị ù tai
– Xuất hiện những cơn đau đầu, cấp độ tăng dần kéo dài
– Biểu hiện ngạt mũi, khó thở
– Xuất hiện hạch ở cổ.
Người bệnh ung thư vòm họng có thể xuất hiện hạch ở cổ
Căn bệnh này có thể gặp phải ở bất kì đối tượng, giới tính và độ tuổi nào tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi trung niên và ở nam giới. Những đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng có thể kể đến như:
– Những người có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: ngủ ít, bia rượu nhiều, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ít ăn rau củ…
– Người dương tính với virus EBV (Epstein – Barr)
– Người bệnh mạn tính với bệnh mũi họng
– Người tiếp xúc lâu với môi trường nhiều bụi bẩn, bụi
– Người thường xuyên tiếp xúc nhiều hoặc tiếp xúc ít trong thời gian dài với bụi gỗ, khói, formaldehyde, môi trường kém thông khí, hóa chất;
– Người có tiền sử gia đình có người bị ung thư, đặc biệt là ung thư vòm họng
2. Bệnh ung thư vòm họng có chữa khỏi được hay không?
Giống với đa số các bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng có thể điều trị khỏi( sống khỏe mạnh sau 5 năm)nếu như được phát hiện sớm. Thời điểm này ung thư mới chớm hình thành nên việc điều trị có thể tiêu diệt tế bào ung thư và kìm hãm sự phát triển của bệnh.
Giai đoạn này, bệnh nhân cũng thường được chỉ định dùng thuốc, thực hiện hóa trị hoặc xạ trị. Mỗi bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ dựa theo tình trạng bệnh thực tế. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình phát triển của ung thư, tình trạng sức khỏe tổng quan của người bệnh và mong muốn của mỗi bệnh nhân để điều trị.
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình phát triển của ung thư, tình trạng sức khỏe tổng quan của người bệnh và mong muốn của mỗi bệnh nhân để điều trị.
Mỗi phương pháp điều trị ung thư vòm họng sẽ có ưu nhược điểm riêng tuy nhiên có thể điều trị riêng lẻ hoặc phối hợp để có thể đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ung thư vòm họng ở giai đoạn muộn có thể điều trị nhưng lúc này chỉ mang tính chất giảm bớt triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tỉ lệ điều trị khỏi bệnh ở giai đoạn này rất thấp.
3. Bệnh ung thư vòm họng có lây từ người này sang người khác không?
3.1 Ung thư vòm họng có lây từ thế hệ trước sang thế hệ sau không?
Đối với các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư vòm họng thì virus là yếu tố có khả năng lây lan lớn nhất. Nếu được chẩn đoán mắc HPV dẫn tới ung thư vòm họng thì virus này có thể lây truyền sang người khác. Virus này có thể lây truyền qua đường miệng, khi tiếp xúc thân mật như hôn hoặc lây truyền khi quan hệ tình dục bằng miệng.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HPV cũng có thể bị ung thư vòm họng, đây chỉ là một trong những nguy cơ gây bệnh. Virus này cũng không di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau mà lây truyền qua đường miệng.
Người thân trong gia đình có thể có chung mã gen đột biến ung thư từ thế hệ này sang thế hệ khác nhưng không phải tuyệt đối. Những hội chứng di truyền tăng nguy cơ ung thư vòm họng bao gồm:
– Hội chứng fanconi: di truyền phát sinh từ tủy xương.
– Hội chứng dyskeratosis congenita: dẫn tới thiếu máu bất sản, móng tay chân bất thường, phát ban da… tăng nguy cơ ung thư vòm họng và ung thư miệng.
3.2 Ung thư vòm họng có lây truyền từ người này sang người khác không?
Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây ung thư vòm họng nhưng lây nhiễm không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Bệnh ung thư vòm họng không truyền nhiễm nên không thể di chuyển từ cơ thể này sang cơ thể khác. Nếu trong gia đình có nhiều người mắc chung một loại bệnh, trong đó có ung thư vòm họng thì đó có thể là do chung chế độ sinh hoạt, ăn chung một loại thức ăn hoặc lây nhiễm chéo HPV…
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống ung thư vòm họng nói riêng và các bệnh lý khác nói chung, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ và rèn luyện sức khỏe thông qua:
– Nên bảo vệ vùng họng của bản thân thông qua những nguyên tắc ăn uống nhất định: không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, không ăn nhiều đô chiên xào dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn…
Người bệnh ung thư vòm họng không nên ăn hoặc uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh
– Nên tăng cường trái cây, hoa quả tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể
– Nói không với thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện thử và chất kích thích có hại
– Khi thấy dấu hiệu bất thường, không nên chủ quan mà nên đi thăm khám ngay để phòng nguy cơ
– Rèn luyện sức khỏe thường xuyên, tăng cường vận động thể thao.
– Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để loại trừ nguy cơ ung thư vòm họng, nhất là những đối tượng có nguy cơ cao.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp băn khoăn của người bệnh rằng ung thư vòm họng có lây không, đồng thời chia sẻ những thông tin quan trọng cần biết về căn bệnh này. Qua đó, người bệnh cũng nên chủ động theo dõi sức khỏe để phát hiện bất thường và thăm khám nếu thấy cơ thể có dấu hiệu ung thư vòm họng từ sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm
bảo an toàn cho sức khỏe.