Ước tính có tới gần 1/3 dân số thế giới mắc bệnh viêm gan B. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, có chữa được không là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là những người không may mắn bị mắc bệnh này. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm gan B để giải đáp thắc trên.
1. Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không, vì sao?
Viêm gan B là căn bệnh do virus viêm gan B gây ra. Trong 5 thể viêm gan thì viêm gan B là loại thường gặp nhất trong cộng đồng và cũng là loại viêm gan nguy hiểm nhất do tỉ lệ mắc cao, khả năng lây nhiễm nhanh và rộng, các biến chứng đe dọa nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trên thực tế, mức độ nguy hiểm của viêm gan B còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
1.1 Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không phụ thuộc vào giai đoạn bệnh
Bệnh viêm gan B được chia làm 2 giai đoạn: viêm gan B cấp tính (diễn ra trong vòng 6 tháng) và viêm gan B mạn tính (kéo dài trên 6 tháng).
Khả năng khỏi bệnh của viêm gan B ở giai đoạn cấp tính thường lên đến 90% nên ít gây nguy hiểm đến người bệnh. Tuy nhiên bệnh lại thường không biểu hiện các triệu chứng điển hình do đó người bệnh thường không biết mình bị bệnh. Họ chỉ biết mình mắc bệnh tình cờ qua xét nghiệm máu khi khám các bệnh khác hoặc khi khám sức khỏe định kỳ chứ không căn cứ vào triệu chứng. Do đó, bệnh viêm gan B thường được phát hiện ở giai đoạn đã tiến triển sang giai đoạn mạn tính, thậm chí ở mức độ nặng.
Ngay ở giai đoạn cấp tính, người bệnh viêm gan B cũng có thể gặp nguy hiểm nếu viêm gan tiến triển thành suy gan cấp.
Như vậy, nếu không được phát hiện sớm, không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, không triệt để, bệnh viêm gan B sẽ trở nên nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
1.2 Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không phụ thuộc vào các biện pháp phòng tránh lây nhiễm
Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm. Virus viêm gan B có thể lây từ người này sang người khác qua lây qua 3 con đường chính là:
– Đường truyền máu và các phế phẩm máu từ người bệnh viêm gan B: Virus viêm gan B có thể lây qua con đường truyền máu, tiếp xúc, dùng chung những vật dụng có khả năng vấy máu như dao cạo râu, bơm kim tiêm,…
– Đường tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh này.
– Truyền từ mẹ sang con: Thai nhi có thể nhiễm bệnh ngay từ trong bụng mẹ nếu thai mắc bệnh viêm gan B.
Nếu không được phòng ngừa đúng cách, bệnh viêm gan B có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, gây nguy hiểm trên diện rộng. Ngược lại nếu phát hiện bệnh sớm và có biện pháp kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả, mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.
1.3 Bệnh viêm gan B nguy hiểm bởi khả năng tồn tại của loai virus này
Đặc biệt, virus viêm gan B có khả năng tồn tại lâu trong cơ thể và người môi trường. Cụ thể, chúng tồn tại trên tay 4 giờ đến 7 ngày bên ngoài cơ thể. Ở nhiệt độ phòng, virus có thể sống trong 6 tháng. Thậm chí môi trường lạnh tới – 200°C tới 15 năm cũng không khiến virus HBV thay đổi cấu trúc. Ở nhiệt độ -800°C, virus này có thể tồn tại tới gần 2 năm. Khi bị làm khô từ 3 – 4 tuần, thì virus này vẫn giữ nguyên được khả năng tàn phá gan khi xâm nhập vào cơ thể. Tia cực tím, ether hay cồn cũng không đủ mạnh để diệt được virus viêm gan B.
Virus này chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ đun sôi 100°C hoặc khi gặp một số hóa chất như: chloroform, glutaraldehyd hoặc formalin.
Khả năng truyền nhiễm từ người này sang người khác làm tăng độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B.
2. Làm thế nào để kiểm soát, giảm sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B?
Để phát hiện sớm bệnh viêm gan B, bạn cần:
– Đi khám định kỳ thường xuyên để thực hiện các xét nghiệm máu và nước tiểu, từ đó phát hiện viêm gan B sớm
– Theo dõi cơ thể, khi thấy các dấu hiệu bất thường thì chủ động đi khám để được chẩn đoán xác định hoặc phân biệt với các nguyên nhân khác, tránh để bệnh viêm gan B “lọt lưới”.
Khi đã được chẩn đoán viêm gan B, bạn cần kiểm soát càng sớm càng tốt.
2.1 Viêm gan B giai đoạn cấp
Ở giai đoạn này, có thể bạn chưa cần điều trị bằng thuốc nhưng cần áp dụng các biện pháp chăm sóc tốt và phòng ngừa lây lan cho những người xung quanh. Các biện pháp bao gồm:
– Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất từ các loại rau xanh, hoa quả tươi
– Thực hiện chế độ ăn ít chất béo, ít muối
– Tránh xa rượu bia
– Uống nhiều nước để tăng cường trao đổi, thải độc
– Không dùng chung các vật dụng có khả năng vấy máu như dao cạo râu, bơm kim tiêm,…
– Quan hệ tình dục an toàn
Phát hiện và điều trị viêm gan B sớm có ý nghĩa tích cực, giúp giảm đáng kể sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
2.2 Viêm gan B giai đoạn mạn
Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, bạn sẽ cần điều trị bằng thuốc. Tùy vào tình trạng của từng người bệnh, các bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp giúp ức chế hoạt động của virus, tăng cường chức năng cho gan. Bên cạnh đó, các biện pháp thay đổi lối sống và phòng tránh lây nhiễm vẫn cần được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Như vậy, nếu bênh viêm gan B được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu thì sẽ không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát được bệnh. Tốt nhất người bệnh nên đi khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh này, ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Nếu đã xuất hiện tình trạng vàng da, mệt mỏi, chán ăn, đau hạ sườn phải thì bạn cần đi khám chuyên khoa Gan mật ngay để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng.
Để biết thêm thông tin cũng như để được tư vấn trực tiếp về tính nguy hiểm của bệnh viêm gan B, bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 1900 55 88 92 để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.