Hẳn rất nhiều người chưa biết bệnh tình dục lây qua đường nào, đây là kiến thức cần được phổ biến rộng rãi để có thể bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm? Dưới đây là những chia sẻ hữu ích để bạn hiểu thêm vấn đề này.
1. Các bệnh tình dục lây truyền qua con đường nào?
1.1 Lây qua đường tình dục
Bất cứ ai quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở một mức độ nhất định. Trong đó, các yếu tổ gia tăng sự rủi ro bao gồm:
Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận được có khoảng 20 loại bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Quan hệ tình dục không có biện pháp đảm bảo an toàn
– Quan hệ bằng đường miệng
– Quan hệ với nhiều bạn tình
– Có tiền sử đã từng mắc các bệnh tình dục
Các bệnh tình dục
1.2 Lây qua đường máu
Các virus của bệnh tình dục có nhiều trong máu toàn phần và các thành phần máu khác như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, và các yếu tố đông máu. Vì vậy, virus có khả năng lây truyền qua máu và các sản phẩm máu nhiễm virus. Việc lây truyền bệnh từ người này sang người khác có thể xảy ra thông qua các dụng cụ xuyên chích qua da trong các trường hợp sau:
– Sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là khi sử dụng cùng với người tiêm chích ma túy.
– Sử dụng chung các kim xăm, kim châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu,…
– Sử dụng chung hoặc sử dụng dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh,… chưa được tiệt trùng đúng cách và có khả năng xuyên cắt qua da.
– Lây truyền qua việc sử dụng chung các vật dụng có thể dính máu của người khác, như bàn chải đánh răng. Virus gây bệnh tình dục cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm, đặc biệt là khi máu này tiếp xúc với các vết thương hở, da bị xây xát hoặc niêm mạc. Hơn nữa, bệnh có thể lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm máu, cũng như qua ghép mô, tạng,… chứa virus hoặc thông qua việc sử dụng các dụng cụ truyền máu, lấy máu,… không được tiệt trùng.
1.3 Lây từ mẹ sang con
– Khi mang thai: Khi máu của mẹ nhiễm virus sẽ qua nhau thai để vào thai nhi
– Khi sinh: Virus gây bệnh từ nước ối, dịch âm đạo, dịch tử cung của mẹ tấn công vào trẻ khi sinh (thông qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hay xây xát của bé trong quá trình sinh). Virus cũng có thể từ máu mẹ thông qua các vết loét ở bộ phận sinh dục của mẹ mà dính vào cơ thể trẻ.
– Khi cho con bú: Các bệnh tình dục cũng có thể lây qua sữa hoặc các vết nứt ở núm bú mẹ, nhất là khi trẻ có các tổn thương ở niêm mạc miệng.
1.4 Lây do tiếp xúc với vết lở loét trên da
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn lây truyền thông qua việc tiếp xúc với vết thương hở, lở loét trên da người mắc các bệnh như giang mai, mụn rộp sinh dục…
2. Những ai cần test nhanh bệnh tình dục?
Hiện nay, có nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi nhiễm bệnh, người bệnh phải sống với bệnh suốt đời. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng mạnh đến tâm lý. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm nhanh các loại virus gây bệnh tình dục giúp phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và tư vấn biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác và tránh lây truyền cho thai nhi khi mang bầu. Vì vậy, ai có tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm các bệnh tình dục nên thực hiện xét nghiệm nhanh. Dưới đây là một vài trường hợp cần lưu ý:
Mỗi người hãy chủ động áp dụng kiến thức và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ tốt bản thân trước những nguy hiểm của bệnh tình dục
– Đời sống tình dục không an toàn, có nhiều đối tác tình dục
– Sử dụng ma túy.
– Có người thân (vợ, chồng, bố, mẹ) đã mắc bệnh tình dục.
– Tiếp xúc với nguồn lây bệnh tình dục.
– Phụ nữ đang mang thai.
– Mắc bệnh viêm gan C.
– Muốn kiểm tra sức khỏe trước kết hôn.
Nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên, hãy lưu ý thực hiện xét nghiệm nhanh để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh khỏi nguy cơ mắc các bệnh tình dục.
3. Cách phòng tránh hiệu quả các bệnh tình dục?
Nắm vững và tuân thủ các cách phòng tránh bệnh tình dục là quan trọng để bảo vệ sức khỏe và tránh những hậu quả tiêu cực.
– Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục: Việc sử dụng bao cao su là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn sự lây nhiễm của các bệnh tình dục. Hãy đảm bảo rằng bạn và đối tác của mình sử dụng bảo vệ mỗi khi thực hiện quan hệ tình dục.
– Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều quan trọng là thực hiện xét nghiệm và thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bất kỳ bệnh tình dục nào có thể có và bạn có thể được điều trị kịp thời.
– Chia sẻ thẳng thẳn: Trung thực và mở lòng trong việc chia sẻ thông tin về bệnh tình dục với bạn tình là rất cần thiết. Đồng thời, tìm hiểu và giáo dục về các bệnh tình dục để trang bị cho bản thân đầy đủ kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cần đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục và trên cơ thể
– Giới hạn số lượng đối tác tình dục: Một trong những cách đơn giản nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục là giới hạn số lượng đối tác tình dục. Quan hệ tình dục với ít đối tác sẽ giảm khả năng tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm.
– Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân: Để tránh lây nhiễm bệnh tình dục, hãy tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo, hoặc đồ chơi tình dục. Điều này giúp ngăn chặn việc truyền nhiễm qua các chất cơ bản.
– Tiêm phòng sớm: Để đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh, nên tiêm phòng trước khi tiếp xúc tình dục. Vắc xin có thể ngăn ngừa vi rút u nhú ở người (HPV), viêm gan A và viêm gan B.
– Hạn chế uống rượu quá mức và sử dụng chất kích thích: Điều này sẽ giúp tránh các rủi ro liên quan đến quan hệ tình dục.
– Thực hiện lối sống lành mạnh: Một lối sống khoa học sẽ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh và tăng cường khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm một cách tích cực.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được bệnh tình dục lây qua đường nào từ đó có thể biết cách phòng ngừa lây bệnh tốt hơn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến các bệnh tình dục, đừng ngại liên hệ với Thu Cúc TCI để được các bác sĩ tư vấn kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.