Tiền căn sinh non, tiền căn sảy thai, đa thai, xuất huyết âm đạo, nhiễm trùng, cân nặng của thai phụ, cân nặng của thai phụ, chế độ ăn, hút thuốc… là các nguyên nhân dẫn đến sinh non.
Các nguyên nhân dẫn đến sinh non
Sinh non thiếu tháng là tình trạng sản khoa thường gặp ở nhiều thai phụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến sinh non thường gặp nhất.
-
Sinh non thiếu tháng là tình trạng sản khoa thường gặp ở nhiều thai phụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non.
- Sinh non thiếu tháng là tình trạng sản khoa thường gặp ở nhiều thai phụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non.
Tiền căn sinh non nhiều lần
Tiền căn sinh non là nguyên nhân mạnh nhất dẫn đến sinh non trong lần mang thai kế tiếp. Thời điểm sinh non thường xảy ra trùng với thời điểm sinh non lần mang thai trước. Cụ thể:
- Sản phụ tiền căn có sinh non 1 lần thì tỉ lệ sinh non ở lần sau là 15% – 30%
- Sản phụ tiền căn sinh non 2 lần thì tỉ lệ sinh non lần sau là 60%
- Nếu sau khi sinh non 1 lần, sản phụ đã sinh đủ tháng được 1 lần thì nguy cơ sinh non lần mang thai kế tiếp sẽ giảm nhiều.
Tiền căn sảy thai
Nhóm thai phụ có tiền căn phá thai, sảy thai rất dễ sinh non trong những lần mang thai sau đó. Cụ thể như sau:
-Tiền căn có phá thai thì tỉ lệ bị sinh non là 8,7% nguy cơ sinh non cũng sẽ tăng theo số lần phá thai.
-Tiền căn không có phá thai 6,8% Các trường hợp sẩy thai tự nhiên, đặc biệt ở những trường hợp tái phát nhiều lần hoặc sẩy thai tự nhiên trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non.
-
trong 3 tháng giữa thai kỳ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ sinh non.
- Nhóm thai phụ có tiền căn phá thai, sảy thai rất dễ sinh non trong những lần mang thai sau đó.
Mang đa thai
Đa thai chiếm khoảng 2% – 3% ca sinh nhưng chiếm khoảng 17% những trường hợp sinh non dưới 37 tuần và chiếm khoảng 23% những trường hợp sinh dưới 32 tuần.
Quan hệ tình dục
Những sản phụ có yếu tố thuận lợi gây chuyển dạ sinh non như tiền căn đã sinh non, cổ tử cung ngắn, đa thai, đa ối, nhau tiền đạo thì không nên quan hệ tình dục vì quan hệ tình dục sẽ kích thích và gây chuyển dạ sớm.
Cân nặng của sản phụ
Sản phụ có cân nặng trước khi mang thai quá mức hoặc chỉ số BMI cao cũng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non. Theo đó, những sản phụ béo phì sẽ tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non do có các biến chứng nội khoa. Béo phì trước khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ ối vỡ non khi thai non tháng.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá có liên quan đến nguy cơ sinh non. Nếu người mẹ hút 1 – 9 điếu thuốc/ngày sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non ở thai 33 – 36 tuần, nguy cơ chuyển dạ sinh non cũng tăng khi thai nhỏ hơn 32 tuần.
Căng thẳng – stress
Khi người mẹ bị áp lực tâm lý sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, các nghiên cứu cho thấy rằng nguy cơ tăng gấp 1,5 – 2 lần ở những sản phụ bị áp lực tâm lý.
Yếu tố cổ tử cung và tử cung
Cổ tử cung ngắn, phẫu thuật trên cổ tử cung, tử cung dị dạng bẩm sinh hay mắc phải có liên quan trực tiếp đến sinh non. Nguy cơ này phụ thuộc vào tình trạng bất thường của tử cung.
Bệnh lý của người mẹ
Bệnh lý mạn tính của người mẹ như cao huyết áp trong thai kỳ, bệnh lý thận, đái tháo đường type 1… có liên quan đến tình trạng sinh non do yếu tố của người mẹ hoặc con. Bên cạnh đó, các bệnh tự miễn, thiếu máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non.
-
Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung cũng có liên quan đến sinh non tự nhiên hoặc chỉ định chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng.
- Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung cũng có liên quan đến sinh non tự nhiên hoặc chỉ định chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng.
Do thai nhi
Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung cũng có liên quan đến sinh non tự nhiên hoặc chỉ định chấm dứt thai kỳ khi thai non tháng. Thai dị dạng là một trong những nguyên nhân gây sinh non…
Những thai phụ có nguy cơ sinh non cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và có kế hoạch quản lý thai kỳ khoa học. Khám thai định kỳ, thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu quản lý thai kỳ an toàn hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.