Ung thư da là bệnh lý về da thường gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt những thường thường xuyên tiếp xúc với tia UV ở cường độ cao, hóa chất diệt cỏ, người có tiền sử gia đình mắc ung thư da hoặc từng mắc các bệnh ở da trước đó… Dưới đây là các phương pháp ngăn ngừa ung thư da hiệu quả mà bạn nên áp dụng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời ở cường độ cao
Tia UV từ nắng mặt trời có cường độ mạnh trong khoảng thời gian từ 10h sáng tới 4h chiều. Tia UV có thể xuyên qua mây, xuyên qua da, tấn công vào các tế bào bên trong da, làm tổn thương khó lành. Thời gian dài sẽ phá hủy các tế bào bên trong da, làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với nắng như da mặt, da tay, chân, vùng lưng, cổ…
Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng mặt trời ở cường độ cao là cách hiệu quả giúp ngăn ngừa ung thư da
Ung thư da cũng có thể xuất hiện ở những vùng ít tiếp xúc với nắng như kẽ ngón tay, ngón chân, nếp gấp tay, chân… Vì thế việc phòng ngừa ung thư da rất cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Để không bị ung thư da “ghé thăm” bạn cần tránh tiếp xúc với nắng mặt trời ở cường độ cao. Hạn chế ra nắng trong khoảng thời gian từ 10-16h. Nếu buộc phải ra nắng thì cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ da như khẩu trang, mũ rộng vành, quần áo chống nắng….
Sử dụng kem chống nắng và thoa kem thường xuyên
Mặc dù kem chống nắng không thể chắn tất cả các bức xạ cực tím có hại cho cơ thể nhưng nó giúp làm giảm các tổn thương đến da.
Thế nhưng nhiều người vẫn không có thói quen sử dụng kem chống nắng khi ra đường hoặc bỏ quên bước thoa lại kem chống nắng sau một thời gian vận động, bơi lội… Điều này ảnh hưởng không tốt tới cơ thể và có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da.
Chính vì thế, cách phòng ngừa ung thư da hiệu quả là bạn nên sử dụng kem chống nắng và thường xuyên thoa kem sau vài giờ vận động.
Bạn nên sử dụng loại kem chống nắng cho chỉ số SPF ít nhất là 15. Nếu đi bơi hoặc hoạt động ngoài trời quá lâu thì nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc 50 để tăng thời gian bảo vệ da.
Thoa kem chống nắng hàng ngày cũng giúp bảo vệ da khỏi nguy cơ mắc bệnh
Bạn nên bôi kem lên toàn bộ cơ thể 30 phút trước khi ra ngoài trời nắng và thoa lại thường xuyên. Có như vậy khả năng bảo vệ da sẽ được nâng cao hơn, giúp ngăn ngừa ung thư da hiệu quả.
Mặc quần áo chống nắng, sử dụng dụng cụ bảo hộ
Kem chống nắng không thể bảo vệ hoàn toàn làn da bạn khỏi tia UV từ nắng mặt trời, do đó bạn nên bảo vệ da bằng cách sử dụng kết hợp cả quần áo và trang phục bảo hộ như mũ rộng vành, kính râm, quần áo che phủ chân tay…
Những trang phục bảo hộ này có thể giúp bạn che chắn toàn bộ cơ thể, đảm bảo khả năng bảo vệ da tuyệt đối. Bạn nên áp dụng thường xuyên khi ra đường để bảo vệ cơ thể.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại
Các loại hóa chất độc hại có thể có trong các sản phẩm nước tẩy rửa mà chúng ta sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc trong các lĩnh vực nghề nghiệp mà chúng ta đang làm. Việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất không thể tránh khỏi nhưng nếu chúng ta biết cách bảo vệ cơ thể thì sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh do hóa chất tác động.
Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
Vì thế khi buộc phải làm việc hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn cần phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động như găng tay, ủng, khẩu trang… Những dụng cụ này sẽ giúp da không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Ngoài ra, bạn cũng cần tránh sử dụng các hóa chất tác dụng trực tiếp lên da như mỹ phẩm, sơn móng tay… để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ ung thư da.
Khám da thường xuyên
Ung thư da có thể phát triển từ nốt ruồi, những vết loét lâu lành trên da hoặc từ những mụn nhọt. Vì thế bạn cần thường xuyên kiểm tra da và đi khám ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
Cách tự kiểm tra
- Bạn đứng trước gương, quan sát toàn bộ da từ đầu, mặt tới toàn bộ cơ thể
- Kiểm tra bàn tay, chân, kẽ tay, móng tay…
- Quay lưng về phía gương để có thể quan sát phần lưng
- Quan sát bộ phận sinh dục
Tới khám tại cơ sở y tế
Bác sĩ sẽ thăm khám bằng cách quan sát kỹ bề mặt da, dùng kính hiển vi để xác định vị trí bị bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán khác nếu nghi ngờ ung thư.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.