Anh Văn Hưng (Nam Định) đã gửi câu hỏi thắc mắc về cách chữa trị bệnh suy tim về bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.
1. Thắc mắc về cách chữa trị bệnh suy tim
Chào các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc. Tôi được biết, bệnh suy tim là một bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ gây tử vong rất cao. Tuy nhiên tôi vẫn chưa thực sự hiểu bệnh suy tim là gì và cách chữa trị bệnh suy tim ra sao? Bác sĩ có thể tư vấn cụ thể giúp tôi vấn đề này được không? Xin cảm ơn!
Văn Hưng – Nam Định
2. Giải đáp của bác sĩ Thu Cúc TCI
Chào anh Hưng! Cảm ơn anh đã quan tâm và gửi câu hỏi tới hòm thư tư vấn sức khỏe: contact@thucuchospital.vn của bệnh viện Thu Cúc. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể dưới đây.
2.1. Tổng quan bệnh suy tim
Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cơ tim giảm khả năng cung cấp máu theo nhu cầu cơ thể. Suy tim được chia làm 4 độ (1,2,3,4) được đánh giá dựa trên mức độ hoạt động thể lực và các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân.
Suy tim là tình trạng tim bị yếu đi do các tổn thương thực thể, hoặc các rối loạn chức năng tim. Điều này khiến tim không đủ khả năng bơm và cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Những bệnh lí tim mạch trong đó có suy tim luôn khiến người bệnh mệt mỏi và làm giảm chất lượng cuộc sống.
Người bệnh suy tim thường mệt mỏi và khó thở, cảm giác mất sức khi thực hiện các hoạt động gắng sức như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang… Suy tim là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong đối với một số trường hợp nặng.
Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm biến chứng và giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Theo thống kê, có khoảng 1,6 triệu người bị suy tim tại Việt Nam. Con số này ngày càng có xu hướng tăng.
2.2. Triệu chứng của bệnh suy tim
Triệu chứng của bệnh suy tim có thể xuất hiện đột ngột hoặc âm thầm trong nhiều ngày. Các biểu hiện điển hình của bệnh là:
– Khó thở: Đây là triệu chứng mà nhiều người bệnh gặp phải và dễ để nhận biết chứng suy tim nhất. Người bệnh có thể khó thở trong khi hoạt động, làm việc hoặc thậm chí là lúc nghỉ ngơi.
– Mệt mỏi: Người bệnh thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có thể suy nhược, không có sức lực, hụt hơi khi sinh hoạt và làm việc hằng ngày.
– Phù chân: Hiện tượng sưng vùng mắt cá chân do tích nước cũng là dấu hiệu bệnh suy tim. Tình trạng phù chân có thể tiến triển nặng hơn vào cuối ngày.
– Ho khan, khó khạc đờm: Đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh suy tim mà nhiều người gặp phải. Các cơn ho thường xảy ra vào ban đêm, hoặc khi bệnh nhân gắng sức làm việc. Ho khan có thể ra đờm lẫn máu và đi kèm khó thở hoặc tăng huyết áp.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác như ho dai dẳng có thể có máu, rối loạn nhịp tim, đầy hơi, chướng bụng, thở khò khè, thay đổi về cân nặng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu…
2.3. Cách chữa trị bệnh suy tim hiệu quả
Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương án điều trị thích hợp: điều trị nội khoa (dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) hoặc điều trị can thiệp.
2.3.1. Cách chữa trị bệnh suy tim hiệu quả bằng biện pháp nội khoa
Phương pháp này sử dụng chủ yếu cho các bệnh nhân suy tim độ 1, 2. Bệnh nhân sẽ phải thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học và phù hợp để hạn chế sự phát triển và nguy cơ biến chứng của bệnh. Ăn ít muối; uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; không sử dụng thuốc lá… là những lưu ý mà bệnh nhân cần nhớ khi điều trị bằng phương pháp này). Kết hợp với việc sử dụng các loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Để có thể thu được kết quả điều trị tối ưu nhất, bệnh nhân cần được thăm khám, chẩn đoán và chỉ định điều trị bởi các bác sỹ chuyên khoa(ảnh minh họa).
2.3.2. Cách chữa trị bệnh suy tim hiệu quả bằng biện pháp ngoại khoa
Phương pháp này áp dụng với những trường hợp suy tim nặng độ 3, 4. Tùy từng trường hợp và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng cách:
– Cấy máy tạo nhịp-khử rung: là phương pháp áp dụng cho người có loạn nhịp và người có nguy cơ đột tử cao. Khi có loạn nhịp, máy sẽ phóng ra dòng điện đủ để xóa đi loạn nhịp giúp bệnh nhân không bị đột tử.
– Tái đồng bộ tim: là phương pháp đặt điện cực vào buồng tim phải và xoang vành tim giúp tim kích thích đồng bộ, có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện chức năng tim và giảm tỷ lệ tử vong.
Phẫu thuật điều trị nguyên nhân như phẫu thuật thay van tim nếu bệnh van tim, phẫu thuật điều chỉnh tim bẩm sinh… Phẫu thuật ghép tim là biện pháp cuối cùng cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.
Để biết rõ tình trạng bệnh và phương pháp điều trị thích hợp nhất, bệnh nhân nên trực tiếp đến thăm khám tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Tại đây, người bệnh sẽ được các chuyên gia tim mạch hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Đồng thời, các phương pháp công nghệ cao cũng được áp dụng để chẩn đoán chính xác tới 97% tình trạng bệnh lý. Từ đó tìm ra cách chữa trị bệnh suy tim thích hợp nhất để thu được hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.