Ung thư vòm họng là một bệnh lý ác tính thường gặp ở vùng đầu cổ. Đâu là cách điều trị bệnh ung thư vòm họng và người bệnh nên làm gì đạt hiệu quả tốt hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Các phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh ung thư vòm họng
Tương tự như các bệnh ung thư khác, phương pháp điều trị ung thư vòm họng được chỉ định cho bệnh nhân cần dựa vào các yếu tố: Giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn của khối u, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe, bệnh sử, tuổi tác…
Thông qua những xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ phân tích và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp
1.1 Xạ trị – Cách phổ biến trong điều trị bệnh ung thư vòm họng
Hiện nay phương pháp điều trị ung thư vòm họng phổ biến và xạ trị và hóa trị. Đối với xạ trị người bệnh sẽ được chiếu năng lượng cao vào khu vực chứa tế bào ung thư để phá hủy chúng. Các hình thức xạ trị người bệnh có thể được sử dụng tùy vào chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng riêng của mỗi người bệnh đó là: Xạ trị chiếu ngoài, xạ trị proton, xạ phẫu lập thể, xạ trị áp sát.
Xạ trị có thể sẽ là biện pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân nếu những khối u vòm họng có kích thước nhỏ. Hoặc trong các trường hợp khác bệnh nhân có thể cần sử dụng kết hợp xạ trị cùng hóa trị để gia tăng hiệu quả điều trị. Thời gian điều trị bằng xạ trị sẽ được bác sĩ xây dựng thành một lịch trình cụ thể tùy thuộc cho mỗi người bệnh.
Trong quá trình sử dụng xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ, người bệnh nên củng cố sức khỏe, chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn để có thể theo đúng tiến trình điều trị, tăng hiệu quả điều trị.
1.2 Hóa trị liệu là một cách trong điều trị bệnh ung thư vòm họng
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc theo đường truyền, dạng uống, dạng tiêm trực tiếp vào khối u hoặc kết hợp cả hai để điều trị bệnh lý ung thư vòm họng.
– Hóa trị được thực hiện cùng lúc với xạ trị để làm tăng hiệu của của điều trị bằng xạ trị.
– Hóa trị sử dụng sau xạ trị với mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, tế bào ung thư đã di căn.
– Hóa trị trước xạ trị được sử dụng với mục đích hỗ trợ trước khi thực hiện xạ trị đơn thuần hoặc trước liệu pháp đồng thời.
Tương tự như xạ trị, phác đồ điều trị bằng hóa chất cũng sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp và khoảng thời gian sử dụng cho mỗi trường hợp bệnh nhân mắc ung thư vòm họng. Bên cạnh đó, hóa trị liệu cũng sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người bệnh
1.3 Phẫu thuật trong điều trị ung thư vòm họng
Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn loại bỏ khối u và một số mô xung quanh, tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn điều trị phổ biến trong điều trị ung thư vòm họng. Bởi vì cách điều trị bệnh ung thư vòm họng này sẽ gặp nhiều khó khăn do khu vực vòm họng khó tiếp cận, nằm gần các dây thần kinh sọ não và mạch máu… Đa số phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ hạch bạch huyết ở cổ, trong một số ít trường hợp được sử dụng để cắt bỏ một khối u ở vòm họng người bệnh.
1.4 Liệu pháp trúng đích
Khác với thuốc hóa chất điều trị tiêu chuẩn, thuốc nhắm trúng đích hay thuốc nhắm mục tiêu hoạt động bằng cách tác động trực tiếp vào thụ thể có yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR) để ngăn chặn EGFR phát tín hiệu cho các tế bào ác tính phát triển và phân chia. Loại thuốc này có thể sử dụng cùng hóa trị và hoặc xạ trị để khả năng kiểm soát tế bào ung thư trở nên có hiệu quả hơn.
1.5 Liệu pháp miễn dịch
Là liệu pháp sử dụng thuốc đưa vào cơ thể để kích hoạt hệ thống miễn dịch của người bệnh, từ đó làm suy yếu các tế bào ung thư, mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường trong cơ thể. Các loại thuốc miễn dịch có thể được chỉ định trong các trường hợp ung thư vòm họng tái phát sau điều trị bằng hóa chất hoặc ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
2. Cần làm gì để cải thiện sức khỏe sau điều trị ung thư vòm họng?
Đối với bệnh ung thư nói chung, để đạt được hiệu quả trong điều trị, nhanh chóng phục hồi sau điều trị thì người bệnh cần giữ tâm thế bình tĩnh, lạc quan. Ngoài ra cần có một lối sống và sinh hoạt lành mạnh để có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, hay làm giảm nguy cơ tái phát bệnh.
2.1 Chế độ ăn uống nên và kiêng ăn gì?
– Sử dụng chế độ ăn cân bằng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Tinh bột, đạm, axit amin, chất béo, trái cây rau củ, sữa và các chế phẩm từ sữa, nước cho cơ thể.
– Nói không với thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, thức uống chứa caffein, hạn chế đồ uống công nghiệp.
– Không sử dụng thức ăn mặn quá nhiều, không ăn thực phẩm lên men, muối chua…
– Không ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ cay nóng, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ.
– Hạn chế sử dụng trái cây họ cam quýt, các thực phẩm khô khó nuốt, khó tiêu.
Bệnh nhân ung thư vòm họng thường gặp những ảnh hưởng đến từ bệnh gây ra, tác dụng trong và sau quá trình điều trị, vậy nên chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt để vượt qua thời gian khó khăn này, hồi phục nhanh chóng.
Nói không với thuốc lá, rượu bia, chất kích thích là cách giúp phòng tránh nguy cơ mắc ung thư vòm họng
2.2 Chế độ luyện tập, vận động
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là một giải pháp để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể cho người bệnh ung thư vòm họng.
Thể dục thể thao bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe sẽ giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng
2.3 Tái khám đúng kế hoạch
Sàng lọc ung thư định kỳ, tái khám theo chỉ định của bác sĩ là giải pháp hàng đầu bà quan trọng người bệnh cần tuân thủ để phát hiện kịp thời các vấn đề bất thường, giảm chi phí điều trị và tăng cơ hội sống cho người bệnh khi điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Điều trị
ung thư là một quá trình dài, tốn kém, người bệnh cần kiên nhẫn và nỗ lực rất nhiều để vượt qua các trở ngại trong quá trình điều trị. Việc xác định được cách điều trị bệnh ung thư vòm họng bằng một phác đồ đúng hướng trúng đích và tuân thủ theo, kết hợp cùng chế độ ăn nhiều dưỡng chất có thể giúp hồi phục sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ những hướng dẫn mà bác sĩ đã dặn dò sau các đợt điều trị bằng xạ trị hoặc hóa chất để làm chậm quá trình tái phát bệnh trở lại.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.