Ung thư vòm họng là một trong số các bệnh lý ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, đặc biệt là ở nam giới lứa tuổi trung niên. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị tích cực với xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với hóa trị. Tuy nhiên, căn bệnh này có xu hướng phát triển âm thầm nên thường được chẩn đoán ở giai đoạn đã tiến triển. Dưới đây sẽ là những triệu chứng ung thư vòm họng điển hình và những lưu ý bệnh nhân ung thư vòm họng cần biết.
1. Tìm hiểu về ung thư vòm họng và nguyên nhân hình thành
Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường khiến nhiều người bệnh chủ quan không thăm khám. Điều này cũng dẫn đến bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng ở Việt Nam là 12%, một tỉ lệ tương đối cao so với các bệnh lý ung thư khác. Trong đó, đa phần bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn nên việc điều trị thường trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Ung thư vòm họng bao gồm: ung thư mũi hầu, ung thư hầu họng và ung thư hạ hầu(ung thư hạ họng) và được xếp vào nhóm ung thư vùng đầu cổ. Bệnh có nhiều nguyên nhân hình thành và hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân.
Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
– Nhiễm virus EBV hoặc virus HPV
– Tiếp xúc trực tiếp với môi trường và không khí ô nhiễm, độc hại
– Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh, đặc biệt là đồ muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi…
– Uống nhiều bia rượu(đồ uống có cồn), hút thuốc lá nhiều
– Vấn đề về di truyền(trong gia đình có người thân mắc ung thư vòm họng)
– Vấn đề về tuổi tác(tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều).
Tuổi tác càng lớn, nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng càng tăng
2. Những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng cần lưu ý
2.1 Những triệu chứng bệnh ung thư vòm họng phổ biến
Có thể phát hiện bệnh ung thư vòm họng thông qua những dấu hiệu điển hình sau:
– Cổ bị sưng, hạch xuất hiện ở cổ:
Đây là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân mà gặp phải.
Đa phần các trường hợp bởi vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi có tế bào ung thư xuất hiện sẽ lây lan đến các vùng hạch khác tại cổ.
– Ngạt mũi, nước mũi có máu hồng:
Đa phần người bệnh sẽ cảm nhận được triệu chứng sớm này khi bị ung thư vòm họng.
Mũi bệnh nhân thường ngạt một bên kèm theo máu nhạt, hiện tượng này có thể kéo dài, liên tục.
Khi thấy dấu hiệu này, người bệnh nên đi khám ngay để phòng tránh nguy cơ mắc phải ung thư vòm họng.
– Người bệnh bị ho:
Thông thường, người bệnh ung thư vòm họng có thể bị ho kéo dài, cơn ho dai dẳng khiến người bệnh ho ra đờm, đôi khi có lẫn máu.
Người bệnh có thể ho ra máu lẫn đờm khi bệnh tiến triển
– Khàn tiếng, mất giọng:
Khi ung thư tiến triển có thể gây ảnh hưởng đến dây thanh âm khiến bệnh nhân khó phát âm, khàn tiếng, thậm chí là mất giọng.
Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên người bệnh cần lưu ý đề phòng từ sớm.
– Tiếng nói khó nghe, tiếng bị vọng:
Khả năng nghe không còn nhạy cảm cũng là một trong số các dấu hiệu của ung thư vòm họng.
Trường hợp này người bệnh hãy đến các chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay.
– Đau nửa đầu, đau hốc mắt:
Đây là một triệu chứng ung thư vòm họng thường gặp. Triệu chứng này có thể thuyên giảm khi dùng thuốc.
Nhiều bệnh nhân cũng có thể bị tê bì mặt cùng đau đầu do dây thần kinh bị khối u chèn ép.
2.2 Triệu chứng bệnh ung thư vòm họng của bệnh nhân có giống nhau hay không?
Không phải bệnh nhân ung thư vòm họng nào cũng có triệu chứng giống nhau. Mỗi bệnh nhân sẽ có triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn và tùy vào hiện trạng sức khỏe của bệnh nhân thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe với những mức độ nhất định.
Ở giai đoạn đầu, khối u kích thước nhỏ và chưa di căn đến các cơ quan khác nên triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, thậm chí không có biểu hiện gì.
Khi ung thư bắt đầu xâm lấn thì lúc này mới có những ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan dẫn đến những biểu hiện lâm sàng rõ ràng hơn. Nếu người bệnh chủ quan ở giai đoạn này có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
Khi tế bào ung thư di căn đến các cơ quan xa, người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên việc điều trị lúc này chỉ mang tính chất duy trì sự sống và nâng cao chất lượng sống.
Đánh giá tình trạng của người bệnh có thể thông qua các yếu tố như sau: tuổi tác, tiền sử bệnh, thể trạng, sức đề kháng…
3. Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng
Trong điều trị ung thư vòm họng có những phương pháp sau: hóa trị kết hợp xạ trị hoặc phẫu thuật… Tùy vào vị trí và mức độ xâm lấn của ung thư, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ để loại bỏ tế bào ung thư hiệu quả nhất.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị khác nhau
Tuy nhiên đa phần ung thư vòm họng được chỉ định điều trị với hóa trị và xạ trị bởi ung thư vòm họng thường gặp khó khăn khi phẫu thuật. Đa phần, việc điều trị sẽ bắt đầu bằng hóa trị, xạ trị và sau đó hóa trị bổ trợ.
Khối u tái phát sẽ được điều trị với xạ trị đợt mới và thường là đặt cấy ghép phóng xạ. Đối với phẫu thuật thì sẽ tháo bỏ xương hàm trên để tiếp cận khối u, có thể thực hiện bằng nội soi.
Do vị trí khối u và mức độ xâm lấn, ung thư vòm họng thường rất khó có thể phẫu thuật cắt bỏ. Chúng thường được điều trị với hóa trị hoặc xạ trị và thường hóa trị sẽ dùng để bổ trợ.
Ung thư vòm họng là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên, người bệnh có thể phòng ngừa với một số nguyên tắc sinh hoạt như sau:
– Không hút quá nhiều thuốc lá
– Hạn chế tối đa uống bia rượu và các loại đồ uống chứa cồn
– Tránh xa những chất kích thích có hại cho sức khỏe
– Không nên ăn nhiều thực phẩm lên men, muối chua: dưa muối, thịt muối, kim chi, mẻ…
– Không ăn thức ăn khi quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến vùng hầu họng
– Tăng sức đề kháng với những bài tập tốt cho sức khỏe.
Trên đây là những triệu chứng ung thư vòm họng và những lưu ý quan trọng cần biết về căn bệnh này. Mỗi người hãy nâng cao ý thức phòng, chống và điều trị sớm để thoát nguy cơ ung thư vòm họng từ đầu.
Lưu ý, c
ác thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.