Ung thư dạ dày là bệnh ung thư phổ biến thứ 4 trên thế giới. Bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong rất cao. Vậy cách phòng bệnh ung thư dạ dày như thế nào?
Ung thư dạ dày là bệnh gì?
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính, trong đó, các tế bào trong dạ dày bắt đầu phát triển ngoài tầm kiểm soát, khối tế bào đó tạo thành các khối u, có thể lan sang các khu vực khác trong cơ thể ( di căn).
Tham khảo: dấu hiệu ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ dạ dày
Cách phòng bệnh ung thư dạ dày
Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày tuyệt đối, tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
- Test HP
Helicobacter pylori ( H. pylori ) là một loại vi khuẩn phổ biến sống trong niêm mạc dạ dày. HP có thể gây viêm loét dạ dày và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Do vậy, nếu bạn loét dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra vi khuẩn HP và điều trị nếu cần thiết. Cách đơn giản nhất là xét nghiệm máu để tìm kháng thể H pylori; nội soi để lấy mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày kết hợp test HP hoặc test HP qua hơi thở.
Với người bình thường, để phòng ngừa lây nhiễm HP, không nên ăn chung, chấm chung hay dùng chung bát đũa.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh
Để giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày, hãy chắc chắn rằng mỗi bữa ăn của bạn đều bao gồm đầy đủ trái cây tươi và rau quả. Cam, chanh và bưởi là những lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, bưởi có thể ảnh hưởng tới tác dụng của một số loại thuốc nhất định, vì vậy điều quan trọng là phải thảo luận điều này với bác sĩ trước khi thêm bưởi vào chế độ ăn uống.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị mọi người nên ăn uống lành mạnh, chú trọng vào thực phẩm từ thực vật. Điều này bao gồm ăn ít nhất 2½ chén rau và trái cây mỗi ngày. Chọn bánh mì nguyên hạt, mì ống và ngũ cốc thay vì ngũ cốc tinh chế, và ăn cá, gia cầm hoặc đậu thay vì thịt chế biến và thịt đỏ cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã gợi ý rằng sự kết hợp các chất bổ sung chống oxy hóa (vitamin A, C, và E và selen khoáng) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày ở những người có chế độ dinh dưỡng kém.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây làm giảm nguy cơ mắc bệnh
- Hạn chế thực phẩm hun khói
Một lượng lớn muối và chất bảo quản ở các đồ ăn hun khói có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và dễ dẫn tới ung thư dạ dày hơn. Vì vậy, cần hạn chế các loại thực phẩm xông khói và ngâm, bao gồm thịt muối và cá .
- Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá và hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày. Tránh xa thuốc lá là một trong những cách phòng ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
- Rèn luyện hàng ngày
Tập thể dục mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.
- Duy trì cân nặng hợp lý
Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Do vậy mà bạn nên duy trì cân nặng hợp lý.
- Sử dụng aspirin theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, các loại aspirin, ibuprofen… thường dùng để giảm đau, sốt hoặc sưng, viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các loại thuốc này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và đại tràng. Nhưng không được tự ý sử dụng với mục đích phòng ngừa ung thư dạ dày nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. vì chúng cũng có thể gây xuất huyết dạ dày và đe dọa tính mạng.
Làm gì nếu có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày?
Tầm soát ung thư dạ dày có thể giúp phát hiện sớm khối u, polyp hay những bất thường của dạ dày.
Tầm soát ung thư dạ dày có thể giúp phát hiện sớm khối u, polyp hay những bất thường của dạ dày. Từ đó, kịp thời điều trị, giảm nguy cơ mắc ung thư.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.
Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 92 hoặc hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.