Khác với các bệnh ung thư thông thường, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc càng lớn, đối với ung thư cổ tử cung, gần 1 nửa (47%) được chẩn đoán ở phụ nữ dưới 35 tuổi.
Thống kê ở Anh và tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung theo từng lứa tuổi.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung liên quan chặt chẽ đến tuổi tác. Mặc dù, phụ nữ đã quan hệ tình dục dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chị em dưới 35 tuổi và đang hoạt đồng tình dục có nguy cơ mắc cao nhất. Hiếm khi ung thư cổ tử cung xảy ra ở những người chưa từng quan hệ tình dục.
Tại Việt Nam, chưa có thông kê cụ thể về độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên chúng ta có thể nhìn vào biểu đồ thống kê tại Anh năm 2012-2014.
Tỷ lệ mắc bệnh bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 15-19 (lứa tuổi bắt đầu có quan hệ tình dục), vào cao nhất ở nhóm tuổi 25-34. Tỷ lệ giảm dần dần cho đến tuổi 60-64 tuổi. Điều đó cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục ngày càng sớm đồng nghĩa với việc độ tuổi mắc ung thư cổ tử cung sẽ hạ thấp dần.
Nhiễm virut HPV là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh
Nhiễm virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ đang hoạt động tình dục.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, chủ yếu là do virut gây ra, đặc biệt là virus u nhú ở người (HPV) lây truyền qua đường tình dục. Không chỉ lây qua đường tình dục bằng âm đạo, mà quan hệ bằng đường hậu môn, miệng, hay đơn giản chỉ là da bộ phận sinh dục tiếp xúc với nhau cũng có thể lây bệnh.
Các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư cổ tử cung:
Nhiễm virut HPV: Virut HPV có khoảng 100 chủng loại khác nhau, trong đó có khoảng 40 loại gây bệnh ở vùng sinh dục, hậu môn và 15 loại đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra ung thư. Đặc biệt là HPV chủng 16, 18 được biết đến là virut có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất.
Quan hệ tình dục sớm: Virut HPV lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Do đó, quan hệ tình dục quá sớm hoặc quan hệ với nhiều người không chỉ làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội mà còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Các loại HPV gây ung thư cổ tử cung
Sinh con quá sớm dưới 17 tuổi: lúc này, cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện, kiến thức bảo vệ mình chưa được cao khiến nữ giới dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, là tác nhân để mắc ung thư sau này.
Người có hệ miễn dịch yếu: sức đề kháng kém thì nguy cơ mắc bệnh tật nói chung, ung thư cổ tử cung tăng nói riêng tăng cao, do virut HPV có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.
Gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung: Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì nguy cơ mắc phải bệnh này sẽ cao hơn những người khác.
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa
Quan hệ tình dục sớm hoặc với nhiều bạn tình làm tăng nguy cơ nhiễm HPV, và ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, điều trị thành công. Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, trước hết cần ngăn ngừa sự lây nhiễm HPV. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:
Tiêm phòng HPV: Tốt nhất khi chưa quan hệ tình dục, độ tuổi 9-26 tuổi.
Sử dụng bao cao su: có thể giúp bảo vệ, tuy nhiên những vùng da không có bao cao su vẫn có thể lây nhiễm, do vậy đây chưa phải là phương pháp triệt để.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung khi đã quan hệ tình dục: Xét nghiệm Pap và HPV định kỳ là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ nên làm 2 xét nghiệm này khi đã quan hệ tình dục và duy trì cho tới khi 65 tuổi.
Để thuận tiện cho chị em phụ nữ trong việc sàng lọc ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Xem chi tiết Tại đây
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.