Tim và mạch máu có vai trò rất lớn trong quá trình truyền oxy và dưỡng chất nuôi cơ thể. Khi chúng hoạt động chậm hay suy yếu sẽ khiến cơ thể đối mặt với hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng. Trong đó phải kể tới đột quỵ tim – căn bệnh có nguy cơ gây tử vong hàng đầu (sau ung thư). Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh đột quỵ tim và cách phòng bệnh qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về bệnh đột quỵ tim
Đột quỵ tim được xem là một khái niệm khá mới với những người không biết nhiều về y khoa. Theo cách đơn giản nhất, bạn có thể hiểu đây là một bệnh lý bắt nguồn từ tim. Tình trạng đau tim xuất hiện khi cơ tim bị thiếu hụt máu/ Kèm theo hoại tử do mạch vành tắc nghẽn đột ngột bởi các cục huyết khối trong lòng mạch. Từ đó gây ra các hậu quả như: suy tim, sốc tim, nặng nhất là tử vong.
Phân biệt đột quỵ tim với những dạng đột quỵ khác là cũng điều rất quan trọng
Đây là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống của người bệnh. Vì vậy cần phân biệt đột quỵ tim với những dạng đột quỵ khác nhằm mục đích đưa ra hướng điều trị sớm và có các dự phòng cần thiết đối với người bệnh.
2. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đột quỵ tim
Theo như những nghiên cứu và tổng hợp của các tổ chức y tế thì đột quỵ tim có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trong đó phổ biến nhất phải kể tới là: xơ vữa động mạch và rung nhĩ, giãn cơ tim.
Khi xã hội ngày một phát triển, khiến nhiều người không thể kiểm soát những hoạt động của bản thân: thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc, sinh hoạt giờ giấc lung tung,… Các tác nhân này gây nhiều nguy hiểm cho hệ tim mạch. Ngoài ra còn kéo theo hàng loạt các bệnh lý liên quan khác như: tiểu đường, béo phì,.. và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa đóng ở thành mạch máu ngày một dày lên, khiến cho lòng mạch hẹp lại và máu kém lưu thông. Hay nghiêm trọng hơn là mảng xơ vữa bị bong tróc và trôi theo dòng gây ra tắc mạch máu não. Chính vì vậy mà có đến hơn 70% số ca đột quỵ hàng năm đều xuất xuất phát từ các bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh đó tình trạng rung nhĩ, giãn cơ tim,… lại là nguyên nhân chính tạo ra huyết khối. Những cục huyết khối này dần theo dòng mạch máu đi lên não và gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra đột quỵ. Vì vậy, đối với các bệnh nhân rung nhĩ có cơn thiếu máu não thoáng qua thì cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống đông.
3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ tim bạn cần biết
Thông thường, các dấu hiệu nhận biết đột quỵ tim sẽ xảy ra khá nhanh chóng. Đa phần khi chúng ta phát hiện bệnh thì nó đều trong tình trạng đã và đang xảy ra. Tuy nhiên, nếu chú ý kĩ chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết một số thay đổi bất thường báo hiệu bệnh.
3.1. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ tim – đau tức ngực
Giữa phụ nữ và đàn ông có thể xuất hiện những triệu chứng đau tim khác nhau. Tuy nhiên, đau tức ngực vẫn là dấu hiệu cảnh báo hàng đầu với cả hai giới. Triệu chứng chủ yếu là các cơn đau, cảm giác nóng rát và áp lực ở vùng ngực. Có đến hơn 90% cả nam giới và nữ giới khi mắc bệnh đều xuất hiện dấu hiệu này. Cơn đau có thể là nhói, âm ỉ hay nặng nề như có thứ gì đè lên ngực.
Hiện tượng đau tức ngực – dấu hiệu phổ biến xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới
3.2. Hiện tượng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng
Sự khác biệt của nam và nữ ở bệnh lý này là: nữ giới thường bị khó thở và buồn nôn nhiều hơn so với nam giới. Đối với phụ nữ họ sẽ hay cảm thấy đau ở vùng cổ, hàm, họng, bụng hoặc là lưng. Vì những dây thần kinh ở vùng cánh tay và hàm chạy cùng các dây thần kinh tim lên não. Điều này khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau ở những vùng kể trên do não đang nhầm lẫn tín hiệu đau từ tim.
Theo như các nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã từng cảnh báo các biểu hiện: toát mồ hôi lạnh, đau đầu,… cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng ở đột quỵ tim. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể xuất hiện các cảm giác như: hoa mắt, chóng mặt và không thể giữ thăng bằng,…
3.3. Dấu hiệu của bệnh đột quỵ tim – nhịp tim thay đổi thất thường
Nhịp tim không ổn định hay rối loạn nhịp tim là tình trạng máu bơm trong cơ thể ở trạng thái bất bình thường. Một người đang khỏe mạnh bình thường, nhưng nhịp tim không ổn định cũng là một cảnh báo cho thấy vấn đề về suy tim hay đau tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tình trạng huyết áp cao và xơ vữa động mạch vành là một trong những nguyên do chính gây ra rối loạn mạch máu tương tự nhịp tim rối loạn. Chứng rối loạn này là vì sự gián đoạn từ hệ thống điều khiển tim.
3.4. Khó khăn trong giao tiếp và gián đoạn nhịp thở khi ngủ
Một trong những biểu hiện có thể nhắc tới ở bệnh lý này đó là: khó khăn khi nói, nói không tròn vành rõ chữ, nói lắp bất thường. Để chắc chắn hơn chúng ta có thể yêu cầu người bệnh lặp lại một câu nói đơn giản. Nếu người bệnh không thể làm hoặc rất khó khăn để nói lại thì người đó đang có dấu hiệu của đột quỵ.
Ngoài ra ngáy hay các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: mất ngủ, ngưng thở, gián đoạn nhịp thở khi ngủ đều có liên quan đến bệnh tim mạch. Các cơn ngưng thở khi đang ngủ làm cho bạn bị đánh thức và thở hổn hển khi dậy. Khi đó sẽ gây ra các áp lực, làm căng thẳng cho tim. Không những vậy chứng ngưng thở còn có thể khiến: huyết áp tăng cao, đột quỵ hay suy tim.
Biểu hiện gián đoạn nhịp thở khi ngủ
4. Phòng tránh đột quỵ thế nào cho hiệu quả?
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê,… Bạn cần kiểm soát bản thân thật nghiêm khắc để tránh xa những tệ nạn này. Vì chúng chứa rất nhiều các chất nguy hại cho hệ thống tim mạch.
– Xây dựng một chế độ dinh dưỡng thật an toàn và lành mạnh. Dinh dưỡng là vấn đề rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể. Nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, củ quả và chất xơ, chúng có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa và tim mạch.
– Chế độ luyện tập thể dục thể thao cần được lên đều đặn và khoa học. Thường xuyên vận động, thể dục sẽ giúp lưu thông máu tốt và cơ thể khỏe mạnh.
– Thăm khám định kỳ: bạn cần luôn cảnh giác với các chứng bệnh nói chung và đột quỵ nói riêng. Vì vậy nên tới các cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe đều đặn để hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bài viết trên đây hy vọng sẽ cung cấp được các kiến thức bổ ích và cần thiết cho bạn về căn bệnh đột quỵ tim. Từ đó giúp bạn và người thân có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời, tránh những hệ luỵ xấu sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.