Cắt polyp trực tràng là phương pháp sử dụng dụng cụ nội soi, đưa vào cơ thể qua đường hậu môn nhằm loại bỏ khối u lồi xuất hiện ở trực tràng. Vậy vì sao cần cắt polyp trực tràng? Cắt polyp trực tràng có nguy hiểm không… sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng là sự tăng sinh quá mức của thành niêm mạc hậu môn trực tràng khiến cho chúng hình thành các khối u nhỏ hình elip hoặc hình tròn trong lòng ruột. Các khối polyp có cuống với các kích thước khác nhau. Một người có thể có một hoặc nhiều polyp trực tràng.
Polyp trực tràng là sự tăng sinh quá mức của thành niêm mạc hậu môn trực tràng khiến cho chúng hình thành các khối u nhỏ hình elip hoặc hình tròn trong lòng ruột.
Tham khảo: khám tầm soát ung thư trực tràng-đại tràng
Vì sao cần cắt bỏ polyp trực tràng?
Thông thường các khối polyp là lành tính và không gây ra triệu chứng gì. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành ung thư nên người bệnh không được chủ quan nếu được chẩn đoán có polyp trực tràng.
Trường hợp là polyp trực tràng lành tính thì không cần điều trị. Người bệnh chỉ cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Nếu polyp trực tràng nghi ngờ ác tính hoặc có kích thước lớn thì cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt. Sau khi cắt, bác sĩ sẽ đem đi sinh thiết nhằm xác định loại bệnh cụ thể. Trường hợp là ung thư người bệnh cần phải điều trị kết hợp nhiều phương pháp khác như hóa trị hoặc xạ trị (tùy vào giai đoạn bệnh) cụ thể nhằm tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư trong cơ thể.
Với những polyp trực tràng có kích thước lớn hoặc nghi ngờ ác tính thì cần cắt bỏ để ngăn ngừa ung thư
Cắt polyp trực tràng có nguy hiểm không?
Nhiều người khi được tư vấn cắt polyp trực tràng đều lo lắng không biết cắt polyp trực tràng có nguy hiểm không? Cắt polyp trực tràng không gây nguy hiểm tới tính mạng, ngược lại phương pháp phẫu thuật này giúp cắt bỏ polyp nhanh chóng, an toàn, hiệu quả cao.
Hiện nay, cắt polyp trực tràng bằng nội soi là được áp dụng rộng rãi và được nhiều người bệnh đánh giá tốt. Với phương pháp này, thời gian phẫu thuật nhanh chóng, người bệnh không phải lo sợ biến chứng, đau đớn hay mất nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Bác sĩ sẽ luồn 1 sợi dây thòng lọng qua ống nội soi rồi tiến hành đưa ống nội soi qua đường hậu môn vào trực tràng. Dây thòng lọng sẽ được đặt dưới đáy của polyp và dùng để cắt rời cuống của polyp sau khi đốt đáy polyp bằng dòng điện.
Quá trình phẫu thuật cắt polyp trực tràng sẽ được theo dõi và kiểm soát qua máy tính. Người bệnh được gây mê với lượng thuốc mê vừa đủ cho quá trình phẫu thuật. Sau khi đã cắt bỏ polyp trực tràng, người bệnh được chuyển về phòng hồi sức để đợi thuốc mê hết tác dụng, sau đó có thể ra về và sinh hoạt bình thường.
Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi thực hiện ca nội soi cắt polyp trực tràng an toàn, nhanh chóng, không gây đau đớn
Cắt polyp trực tràng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo sau cắt. Tuy nhiên người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng như xuất huyết trực tràng, viêm nhiễm, đau đớn… nếu thực hiện ca nội soi cắt polyp tại các địa chỉ không tin cậy. Do đó, để đảm bảo an toàn sau cắt polyp trực tràng, người bệnh cần tới các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại…
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một gợi ý lý tưởng cho người bệnh cắt polyp ở đường tiêu hóa. Người bệnh được trực tiếp lực chọn bác sĩ phẫu thuật riêng cho mình, chi phí hợp lý, dịch vụ đảm bảo, hệ thống phòng nội soi vô khuẩn tuyệt đối… sẽ đảm bảo ca nội soi diễn ra an toàn, hiệu quả.
Lưu ý gì sau khi cắt polyp trực tràng?
Sau khi cắt polyp trực tràng người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
- Về chế độ ăn uống: Người bệnh sau cắt polyp trực tràng không nên ăn uống ngay. Sau vài tiếng có thể uống chút nước hoặc sữa. Ngày thứ 3 có thể ăn những thực phẩm mềm, lỏng như súp hoặc cháo, canh và tăng dần độ đặc. Người bệnh cần hạn chế đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ vì chúng không tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn ít một, ăn thành nhiều bữa trong ngày…
- Về chế độ sinh hoạt: Người bệnh cần ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya, duy trì tâm lý thoải mái.
- Về chế độ vận động: Hạn chế vận động mạnh, cần nghỉ ngơi và vận động vừa sức bằng các động tác phù hợp như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga…
Người bệnh cần theo dõi sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.