Chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một nhóm bệnh thuộc về nội tiết của phụ nữ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vô sinh ở nữ giới. Phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời để có các biện pháp hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang là rất quan trọng, giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư nội mạc tử cung, bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 đồng thời ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Thông thường để chẩn đoán buồng trứng đa nang, bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, khám lâm sàng và chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.

Không có xét nghiệm cụ thể nào chẩn đoán chính xác hội chứng buồng trứng đa nang. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, khám lâm sàng và chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.


Bệnh sử

Bác sĩ có thể hỏi người bệnh về những thay đổi trong cân nặng, da, tóc và chu kỳ kinh nguyệt. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu cho biết về loại thuốc hiện đang sử dụng, thói quen ăn uống và vận động.
Bác sĩ đồng thời sẽ tìm hiểu xem người bệnh có tiền sử gia đình gặp phải các vấn đề về nội tiết tố hay không, bao gồm cả bệnh tiểu đường.


Khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tuyến giáp, da, tóc, ngực và bụng. Người bệnh cũng có thể phải kiểm tra huyết áp và buồng trứng để tìm xem liệu có bất thường nào ở buồng trứng hay không. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng là một yếu tố cần xem xét.


Siêu âm

Siêu âm vùng chậu là một xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong buồng trứng.

Siêu âm vùng chậu là một xét nghiệm giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bên trong buồng trứng. Hội chứng buồng trứng đa nang thường có biểu hiện là buồng trứng lớn với những nang nhỏ. Tuy nhiên nhiều trường hợp mắc buồng trứng đa nang không có dấu hiệu này.


Các xét nghiệm khác

Bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra:

  • Nồng độ hCG (Human chorionic gonadotropin): để biết người bệnh có mang thai hay không.
  • Testosterone: đây là nội tiết tố nam, nồng độ testosterone quá cao có thể ngăn chặn sự rụng trứng và gây ra mụn trứng cá, lông mọc nhiều trên mặt và cơ thể, rụng tóc trên da đầu.
  • Prolactin: Chỉ số prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ hoặc rụng trứng nhưng thiếu progesterone và họ sẽ mất khả năng có con.
  • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để kiểm tra xem liệu tuyến giáp hoạt động quá mức hay hoạt động kém.
  • Các kích thích tố tuyến thượng thận như DHEA-S hoặc 17-hydroxyprogesterone. Một vấn đề ở tuyến thượng thận cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự như hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose và nồng độ insulin: cho thấy sự đề kháng insulin.

Xét nghiệm các biến chứng từ hội chứng buồng trứng đa nang

Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán các biến chứng của buồng trứng đa nang như xét nghiệm bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư nội mạc tử cung. 

Bệnh tiểu đường, bệnh tim và ung thư nội mạc tử cung là những biến chứng mà người bị buồng trứng đa nang có thể gặp phải.

  • Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường: với những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang, bác sĩ thường khuyên nên kiểm tra đường huyết để biết có mắc tiểu đường hay không khi 30 tuổi. Tuy nhiên những trường hợp vừa bị buồng trứng đa nang vừa có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường (như béo phì, hiếu vận động, tiền sử gia đình bệnh tiểu đường) có thể sẽ phải thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán này sớm hơn.
  • Bệnh tim: bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra nồng độ cholesterol và  triglycerides, huyết áp cũng như cân nặng của người bệnh buồng trứng đa nang. Do hội chứng buồng trứng đa nang có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng cân, cholesterol cao, bệnh tim, xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch), nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Ung thư nội mạc tử cung: nếu chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh đã bị rối loạn, không thường xuyên ít nhất trong 1 năm, bác sĩ có thể sử dụng một siêu âm qua ngã âm đạo và / hoặc sinh thiết nội mạc tử cung để tìm kiếm dấu hiệu của tiền ung thư hoặc ung thư.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *