Viêm gan B là bệnh chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh nhờ chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học.
1. Thế nào là Viêm gan B?
Bệnh viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B do một loạt virus được gọi là virus viêm gan B (HBV) gây nên. Có nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy từng thể, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh cũng khác nhau.
Đến nay, y học chưa vẫn chưa có thuốc đặc trị điều trị viêm gan do virus. Do đó việc cải thiện sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Số lượng thức ăn cho người viêm gan B thường ít hơn bình thường. Tuy nhiên, chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn cần được chú trọng.
Viêm gan B làm người bệnh suy giảm sức khỏe nghiêm trọng
2. Chế độ ăn phù hợp cho người viêm gan B
Theo các chuyên gia y tế, các bệnh nhân viêm gan cấp cần khoảng 25 Kcal/kg cân nặng/ngày. Còn đối với bệnh nhân viêm gan mạn cần 35 Kcal/kg cân nặng/ngày. Bệnh nhân viêm gan mạn cần ăn nhiều hơn. Tuy nhiên các bữa ăn nên chia nhỏ, thực phẩm cần nấu chín kỹ để dễ tiêu hóa.
2.1. Các loại thực phẩm nên dùng
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm gan B.
2.1.1. Protein
Đối với người bệnh, các thực phẩm giàu protein dễ chuyển hóa được bác sĩ khuyên dùng nhiều nhất. Protein giúp bệnh nhân chuyển hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng dễ dàng. Đạm cũng có vai trò hỗ trợ tái tạo tế bào gan, chống ngộ độc.
Các thực phẩm thuộc nhóm protein dễ chuyển hóa bao gồm: Cá, gà, heo, bò, đậu hũ, trứng, sữa… Trong đó, các loại thịt cần chọn là thịt nạc, ít mỡ để gan không phải hoạt động quá sức. Tuy nhiên, người bệnh viêm gan mạn và có bệnh não gan cần hạn chế cung cấp đạm qua các loại thức ăn trên.
2.1.2. Tinh bột và đường
Khi gan bị tổn thương, cơ thể sẽ mất đi lượng glycogen nhất định. Điều này làm cho gan không đủ năng lượng để thực hiện chức năng của mình. Do vậy, người bệnh viêm gan B cần tăng cường glycogen thông qua glucid có trong các thực phẩm tinh bột và đường.
Một số loại thực phẩm thuộc nhóm tinh bột và đường tốt cho sức khỏe đó là: gạo, bột mì, trái cây, mật ong… Các thực phẩm chứa đường tự nhiên sẽ hỗ trợ tăng glycogen tốt hơn cho cơ thể.
2.1.3. Vitamin và khoáng chất
Nhóm vitamin và khoáng chất không chỉ phù hợp với người bệnh viêm gan B, mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại vitamin A, B1, B6… và các khoáng chất như sắt, canxi, kali… giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành gan, chống oxy hóa cũng như tăng sức đề kháng cho người bệnh. Những chất này có nhiều trong các loại trái cây như: chuối, cam, bưởi, táo, nho, chanh, bơ…
Bên cạnh hoa quả, các loại rau củ giàu chất xơ cũng là giải pháp thanh nhiệt gan, giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng. Những loại rau củ tốt cho người bệnh là: súp lơ, cà rốt, bắp cải, củ dền, rau xanh sẫm màu…
Người bệnh nên ăn nhiều rau củ và các loại trái cây
2.1.4. Nhóm các loại đậu
Các loại đậu là nhóm thực phẩm giúp người bệnh phòng ngừa gan nhiễm mỡ hiệu quả. Không chỉ dùng trong bữa cơm hằng ngày, bạn nên linh hoạt về cách chế biến để đạt hiệu quả tối đa. Sữa hạt, các loại bánh hạt, chè… là các món ăn vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
2.2. Thực phẩm cần hạn chế
2.2.1. Nội tạng
Người bệnh nên hạn chế ăn nội tạng, bởi đây là thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao. Khi bị viêm gan B, chất này làm cản trở bài tiết mật, hạn chế quá trình lọc thải độc tố. Chất béo trong cơ thể không thể chuyển hóa hết, dẫn tới gan nhiễm mỡ. Theo thời gian, bệnh về gan có thể chuyển hóa thành xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
2.2.2. Thực phẩm quá nhiều đạm
Các thực phẩm như thịt dê, ba ba… tuy giàu đạm nhưng có tính nóng và khó tiêu hóa. Người bệnh không nên ăn nhiều các loại thực phẩm này.
2.2.3. Tôm, các loại cá biển
Tôm và các loại cá biển tuy rất giàu đạm nhưng lại chứa nhiều cholesterol và thuỷ ngân. Khi ăn các thực phẩm này, gan phải làm việc nhiều hơn mới chuyển hoá hết các chất, cũng như lọc thải hết độc tố ra bên ngoài cơ thể.
2.2.4. Măng
Măng tuy giàu chất xơ nhưng lại chứa các độc tố có hại cho gan. Măng cũng là thực phẩm khó tiêu hóa và làm hạn chế quá trình chuyển hóa của gan.
2.2.5. Nhân sâm
Nhân sâm làm tăng nhiệt độ cơ thể không thích hợp đối với người mắc bệnh viêm gan B. Người bệnh luôn có nhiệt độ cơ thể cao, dễ bị xuất huyết nội nếu ăn nhân sâm.
2.2.6. Các món nhiều dầu mỡ
Khi gan bị tổn thương, quá trình chuyển hóa thức ăn sẽ bị hạn chế. Gan sẽ mất nhiều thời gian để chuyển hóa chất béo dễ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ. Do đó, người bị viêm gan B nên tránh ăn các món nhiều dầu mỡ để ngăn ngừa bệnh gan nghiêm trọng hơn.
2.2.7. Rượu, bia
Không chỉ điều chỉnh chế độ ăn uống, người bệnh cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình hình bệnh. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe giúp người bệnh phát hiện các biến chứng có thể xảy ra sau khi mắc viêm gan B.
Đi khám là cách tốt nhất để phát hiện và điều trị bệnh viêm gan
Phần lớn những người tiêu thụ nhiều rượu bia sẽ bị mắc các bệnh về gan. Người bị bệnh viêm gan B càng uống nhiều bia rượu, gan càng phải hoạt động nhiều. Điều này làm tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan ở người bệnh.
Viêm gan B là bệnh lý về gan hàng đầu thế giới. Cứ 3 bệnh nhân mắc bệnh gan sẽ có 1 người nhiễm viêm gan B. Hiện tại, viêm gan B chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp để cải thiện tình trạng bệnh và chăm sóc sức khỏe gan. Chế độ ăn uống, sinh hoạt là điều cần thiết mà người bệnh viêm gan B nên áp dụng để có sức khỏe tốt hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.