Đau đầu vì thiếu ngủ là bệnh không chỉ của riêng người già, rất nhiều người trẻ hiện nay cũng phàn nàn về tình trạng đau đầu, thiếu ngủ này. Hiện tượng này không chỉ gây khó chịu cho người mắc phải mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại về bệnh lý đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể xảy ra. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng đau đầu do thiếu ngủ và giải pháp cho tình huống này.
1. Lý giải nguyên nhân đau đầu vì thiếu ngủ?
Đau đầu và thiếu ngủ như một vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại. Lý giải cho điều này, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau đầu và thiếu ngủ có liên hệ với nhau, bởi có cùng nguồn gốc từ não bộ.
Ở vùng dưới đồi, bộ phận não chịu trách nhiệm điều chỉnh giấc ngủ (đây là vùng não chứa nhiều tế bào thần kinh điều chỉnh cơn đau). Tại đây, có chứa một nhóm được gọi là nhân trên chéo có chức năng nhận tín hiệu từ mắt và điều chỉnh hành vi ngủ với chu kỳ ánh sáng, bóng tối bên ngoài. Khi bộ phận nhân trên chéo bị hư hỏng có thể gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, với dạng điển hình thường gặp nhất là mất ngủ.
Theo một số nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng, mối liên hệ giữa giấc ngủ và tình trạng đau đầu là ở tuyến tùng. Đây là nơi sản xuất melatonin – hormone này có tác dụng giúp bạn nhận biết sự thay đổi ngày đêm và gây buồn ngủ. Nếu nồng độ hormone này thấp có liên quan đến chứng đau nửa đầu, đau đầu cụm.
Theo nghiên cứu, mối quan hệ giữa đau đầu vì thiếu ngủ gồm đau nửa đầu migraine, đau đầu do căng thẳng, đau đầu cụm, đau đầu giảm trương lực. Trong đó, dạng thường gặp nhất đối với đau đầu vì thiếu ngủ là dạng đau nửa đầu migraine (hay còn có tên gọi khác là đau đầu vận mạch).
Ngoài ra, thiếu ngủ không chỉ làm tăng nguy cơ đau đầu mà còn làm trầm trọng hơn chứng đau đầu sẵn có.
Tuyến tùng là nơi sản xuất melatonin – hormone này có tác dụng giúp bạn nhận biết sự thay đổi ngày đêm và gây buồn ngủ. Nếu nồng độ hormone này thấp có liên quan đến chứng đau nửa đầu, đau đầu cụm.
2. Đau đầu vì thiếu ngủ lâu ngày cẩn thận đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là bệnh lý thần kinh vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Tình trạng đau đầu vì thiếu ngủ kéo dài nếu không sớm có biện pháp điều trị sẽ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ.
Điều này được giải thích rằng, khi bạn quá stress, thiếu ngủ lâu ngày sẽ khiến các tế bào thần kinh bị suy yếu do thiếu máu lên não, dẫn tới hoạt động sai, làm co thắt mạch máu dễ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu hoặc gây vỡ mạch máu não.
Đau đầu vì thiếu ngủ lâu ngày cẩn thận đột quỵ.
3. Đau đầu vì thiếu ngủ cẩn thận những bệnh khác
3.1 Đau đầu vì thiếu ngủ dễ gây rối loạn tiền đình
Bệnh lý này với triệu chứng điển hình là đau đầu kèm theo khó ngủ về đêm; người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và mất thăng bằng; rất dị ứng với những âm thanh lớn, ù tai, loạng choạng…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Nếu bệnh lý không được điều trị sớm có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng: nhồi máu cơ tim, huyết áp thấp, rối loạn thần kinh…
3.2 Đau đầu vì thiếu ngủ dễ gây thiếu máu lên não
Những cơn đau đầu âm ỉ dẫn tới khó ngủ, mất ngủ vô cùng khó chịu. Mỗi khi thay đổi tư thế người bệnh cũng dễ dàng cảm thấy mình hoa mắt, chóng mặt.
Nếu không có hướng điều trị sớm rất dễ khiến cho người bệnh khó có thể tập trung trong công việc, tâm lý luôn căng thẳng, mệt mỏi, thần thái nhợt nhạt. Stress cũng vì thế mà hình thành và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thiếu ngủ kéo dài dễ làm co thắt mạch máu, hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu hoặc gây vỡ mạch máu não.
3.3 Đau đầu vì thiếu ngủ dễ gây bệnh đau nửa đầu Migraine
Đây được đánh giá là một loại bệnh lý được đánh giá phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Biểu hiện điển hình của bệnh là đau đầu dữ dội, có những lúc người bệnh cảm thấy đầu đau nhói như mạch đập. Những cơn đau này thường khiến cho người bệnh có cảm giác sợ ánh sáng, buồn nôn, khi vận động thì đau nhói. Những cơn đau đầu thường kéo dài từ 2 – 72 giờ hoặc cũng có thể dài hơn.
Rất nhiều người bị bệnh đau nửa đầu Migraine khi thăm khám lại được chẩn đoán bị viêm xoang nên có hướng điều trị sai. Bệnh này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới chứng đau đầu mãn tính, co giật, nhồi máu cơ tim.
4. Ngăn ngừa đau đầu vì thiếu ngủ bằng cách nào?
Hãy duy trì thói quen ngủ lành mạnh. Mặc dù không có cách nào để chữa trị và ngăn ngừa triệt để chứng đau đầu do thiếu ngủ và chưa hẳn đau đầu hoàn toàn là do bạn ngủ không đủ mà ra. Nhưng việc cải thiện chất lượng giấc ngủ có thể làm giảm khả năng gây ra các cơn đau nửa đầu. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn xây dựng và duy trì thói quen ngủ lành mạnh:
– Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
– Hiểu đúng về nhu cầu ngủ của bản hân, gồm thời gian thích hợp khi lên giường đi ngủ và thời lượng ngủ (theo khuyến cáo là từ 7-9 giờ mỗi đêm cho người lớn). Trẻ em thường ngủ nhiều hơn.
– Hãy cố gắng dành thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời và tận hưởng ánh nắng ban ngày. Điều này sẽ giúp não bộ của bạn ghi nhận chu kỳ sáng – tối tốt hơn.
– Tạo môi trường sống yên tĩnh, đủ độ tối và chuẩn bị đồ mặc ngủ thoải mái, hạn chế tối đa đặt các thiết bị điện tử xung quanh giường.
– Nên duy trì thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày và nên tập trước khi ăn tối thay vì trước khi ngủ.
– Hãy từ bỏ hút thuốc lá vì nicotin trong thuốc lá có thể kích thích thần kinh và ức chế sản xuất melatonin.
– Giường chỉ nên được dùng để ngủ, bạn nên tránh thực hiện các hoạt động như xem tivi, đọc sách, học tập và làm việc trên giường.
– Nên tránh uống các thức uống có chứa cafein và cồn trước khi đi ngủ.
– Dùng thuốc giảm đau đầu và các triệu chứng liên quan cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ.
– Có thể chườm lạnh bằng một miếng vải mát hay một túi đá lên trán để làm giảm cơn đau.
– Uống đủ nước bạn nhé.
Nếu cơn đau đầu do thiếu ngủ tiếp tục dai dẳng thì bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị, để đưa ra phương án tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.