Ung thư đại tràng là một trong số các bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao hàng đầu trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư đại tràng có thể lên tới 90%. Đây là một tỷ lệ khá cao và rất khả quan, nhiều người bệnh ung thư đại tràng đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng ngay từ giai đoạn sớm là gì? Làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này hiệu quả? Mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích có trong bài viết sau đây.
1. Dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
1.1 Rối loạn tiêu hóa kéo dài – dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Nhiều người hiện nay vẫn còn khá thờ ơ trước biểu hiện rối loạn tiêu hóa. Đây có thể là biểu hiện của các vấn đề về đường ruột như mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bệnh lý đường ruột, điển hình là dấu hiệu ung thư đại tràng.
Ung thư đại tràng biểu hiện thông qua các dấu hiệu như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Người bệnh thường cảm thấy đau quặn bụng, đau râm ran, chán ăn, khó tiêu, đầu trướng bụng. Đây là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn nhưng cũng là dấu hiệu ung thư đại tràng.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể ngày càng mệt mỏi, chán ăn, sút cân. Đặc biệt, người bị ung thư đại tràng khi bị rối loạn tiêu hóa kèm đi ngoài nhiều lần trong ngày, biểu hiện nay tương đối giống với bệnh lị. Nhưng với bệnh nhân ung thư đại tràng, việc điều trị tiêu chảy bằng thuốc kháng sinh không có tác dụng, người bệnh vẫn tiếp tục đi ngoài.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài là một trong các biểu hiện của bệnh lý ung thư đại tràng
1.2 Phân thay đổi bất thường – dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Không chỉ hay bị tiêu chảy, phân của người bị ung thư đại tràng có sự thay đổi bất thường như tình trạng phân mỏng, hẹp hơn so với bình thường. Sự mỏng, hẹp này của phân có thể do vật cản như khối u chặn lại, vì vậy người bệnh cần tuyệt đối lưu ý điều này.
Không chỉ tiêu chảy, người bị ung thư đại tràng có thể đi táo, đi lỏng thất thường và tình trạng này sẽ kéo dài, đây còn gọi là chứng rối loạn đại tiện, thường xuất hiện ở giai đoạn sớm của bệnh.
1.3 Có máu trong phân – dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Phân không chỉ mỏng, hẹp hơn so với bình thường mà đại tiện có thể kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Máu trong phân khiến nhiều người lầm tưởng mình bị trĩ, nứt kẽ hậu môn. Nhưng bạn cần lưu ý là máu trong phân do bị trĩ thường là máu tươi, còn máu trong phân do ung thư đại tràng thường là máu có lẫn với chất nhầy. Điều này là do máu khi chảy ở niêm mạc vùng bị ung thư có thể bị viêm nên sẽ tiết ra chất nhầy đi kèm.
Ở giai đoạn cuối của bệnh, dấu hiệu ung thư đại tràng người bệnh có thể thấy là vùng hậu môn trục tràng sa xuống, toàn thân gầy sút đi và số lần đại tiện sẵ tăng lên, phân vẫn thay đổi thất thường khi thì đi táo, khi thì tiêu chảy. Khi có những đặc điểm này, bạn phải đặc biệt lưu ý, đó có thể là dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng.
Đi ngoài ra máu có thể do nhiều nguyên nhân trong đó có bệnh lý ung thư đại tràng.
1.4 Giảm cân đột ngột – dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Nếu bạn từng nhìn thấy người bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối, bạn có thể thấy cơ thể họ giảm sút cân một cách nghiêm trọng.
Vì vậy, bạn chớ nên chủ quan trước biểu hiện sút cân đột ngột. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý trong đó có dấu hiệu ung thư đại tràng, dạ dày, tuyến giáp hoặc nhiều bệnh lý ung thư khác.
1.5 Mệt mỏi và suy nhược – dấu hiệu nhận biết ung thư đại tràng
Cơ thể chán ăn lâu ngày, kèm rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu, đại tiện thất thường khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu máu do mất máu trong phân, dần cảm thấy kiệt sức và ngay cả khi nghỉ ngơi cũng cảm thấy rất mệt.
Một số người bị ung thư đại tràng ở giai đoạn muộn có thể sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to, nuốt nghẹn thậm chí không ăn, không uống được gì.
2. Phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách nào?
2.1 Cắt bỏ polyp đại tràng ngay từ sớm
Ung thư đại tràng thường bắt nguồn từ các polyp đại tràng (hình dạng như khối u, có cuống hoặc không cuống, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành).
Polyp đại tràng bắt đầu lành tính nhưng cũng có thể ác tính (tỷ lệ hiếm gặp). Polyp lành tính có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài, nên cắt bỏ polyp ngay từ sớm trước khi nó tiến triển thành ung thư là điều rất cần thiết. Điều này có thể thực hiện khi nội soi đại tràng để kiểm tra và cắt bỏ polyp đại tràng ngay trong quá trình nội soi.
Bạn cần kiểm tra đại trực tràng thường xuyên khoảng 6 tháng-1 năm/lần, nếu có polyp cần can thiệp cắt bỏ ngay. Đây là một trong những cách tốt nhất phòng tránh ung thư đại tràng.
Nội soi đại tràng để kiểm tra và cắt bỏ polyp đại tràng ngay trong quá trình nội soi là một trong những biện pháp tốt nhất ngăn ngừa biến chứng ung thư đại tràng.
2.2 Chế độ ăn, uống lành mạnh và khoa học
Hạn chế ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu). Hạn chế ăn thức ăn chiên, nướng, thịt xông khỏi, dăm bông, xúc xích, đồ ăn nhiều chất đam, nhiều dầu mỡ.
Tăng cường ăn nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây để gia tăng tiêu thụ acid folic, giảm thời gian ứ đọng phân, phòng ngừa ung thư đại tràng.
Uống nước lọc đủ mỗi ngày, hạn chế tối đa nước ngọt có gas, đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như bia, rượu…
2.3 Tập thể dục thường xuyên
Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, để cơ thể vận động, đào thải các độc tố, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nhiều bệnh lý trong đó có cả bệnh ung thư.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.