Sau điều trị, ung thư trực tràng vẫn có nguy cơ nhỏ tái phát. Vậy dấu hiệu ung thư trực tràng tái phát thế nào và các phương pháp điều trị ra sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Ung thư trực tràng tái phát là gì?
Ung thư trực tràng tái phát là ung thư trở lại sau khi kết thúc điều trị ban đầu bằng phẫu thuật, xạ trị và / hoặc hóa trị. Ung thư trực tràng có nguy cơ tái phát bệnh sau khi phẫu thuật khá cao trong 1-2 năm đầu. Do đó, bệnh nhân cần chú ý tái khám định kỳ để phòng tránh tái phát bệnh trong 5 năm đầu sau phẫu thuật.
Ung thư trực tràng tái phát là ung thư trở lại sau khi kết thúc điều trị
2. Dấu hiệu ung thư trực tràng tái phát thế nào?
Nếu có những dấu hiệu dưới đây thì khả năng ung thư trực tràng tái phát là khá cao.
- Đại tiện ra máu kèm phân.
- Buốn nôn, hoa mắt, chóng mặt.
- Thay đổi thói quen đại tiện.
- Suy nhược cơ thể, giảm cân mạnh.
- Đau tức bụng kéo dài.
- Bụng luôn trong tình trạng đầy hơi, chướng bụng, cảm giác căng tức trong đại tràng.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng và thể trạng của từng người bệnh mà ung thư đại tràng có thể tái phát ở vị trí ban đầu hay di chuyển đến các bộ phận khác. Trường hợp, tái phát bệnh ở vị trí ban đầu thì có thể điều trị đơn giản hơn là tái phát bệnh tại các vị trí mới.
Buốn nôn, hoa mắt, chóng mặt. thay đổi thói quen đại tiện… cảnh báo ung thư trực tràng tái phát
3. Điều trị ung thư đại tràng tái phát ra sao?
-
Điều trị ung thư trực tràng tái phát xương chậu
Bệnh nhân được điều trị ung thư trực tràng có thể bị tái phát gần vị trí ban đầu của bệnh ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng đã báo cáo rằng một số bệnh nhân có tái phát cục bộ của ung thư trong xương chậu có thể trải qua phẫu thuật cắt bỏ và được chữa khỏi trong khoảng 10 đến 20% trường hợp. Tùy thuộc vào mức độ tái phát bệnh, phẫu thuật có thể liên quan đến cắt bỏ cục bộ có hoặc không có cắt bỏ ruột, hoặc loại bỏ hầu hết các cấu trúc trong xương chậu. Bệnh nhân cũng có thể được điều trị bằng hóa trị và xạ trị.
-
Điều trị ung thư trực tràng tái phát ở các vị trí xa
Ung thư trực tràng tái phát cũng có thể tái phát ở các cơ quan xa trong cơ thể như gan hoặc phổi. Nếu ung thư trực tràng chỉ di căn đến một cơ quan đơn lẻ, chẳng hạn như gan, và ung thư bị giới hạn ở một vùng được xác định trong cơ quan, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật – hướng vào vị trí đơn lẻ tái phát hoặc di căn. Phương pháp điều trị tại chỗ này có thể kèm theo điều trị toàn thân như hóa trị. Nếu ung thư lan rộng hơn và không thể phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch có thể được chỉ định.
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cụ thể
-
Điều trị toàn thân
Hóa trị còn được gọi là phương pháp điều trị toàn thân cũng được áp dụng đề điều trị ung thư trực tràng tái phát. Tùy vào các yếu tố như sức khỏe của bệnh nhân và tiền sử điều trị trước đó mà bác sĩ sẽ chỉ định liều trình hóa trị cụ thể.
Hóa trị có thể được kết hợp với các loại thuốc khác được gọi là liệu pháp nhắm mục tiêu. Các liệu pháp nhắm mục tiêu dùng các loại thuốc để khóa sự tăng trưởng và lây lan của ung thư. Chúng can thiệp vào các phân tử đặc hiệu trong cơ chế sinh ung và sự tăng trưởng của khối bướu. Đa số các liệu pháp này hiện vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm tiền lâm sàng nhưng vài loại đã ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và một số đã được phê chuẩn để tung ra thị trường.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định các phương pháp khác như: xạ trị, phẫu thuật, hoặc stenting để làm giảm các triệu chứng như tắc ruột.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.