Lần đầu tiên thấy con kêu đau tai và trong tai có những dấu hiệu lạ, bố mẹ bé Vũ Ngọc Thảo My 3 tuổi đã nhanh chóng đưa con tới khám tại Thu Cúc TCI. Tại đây bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa ở trẻ. Ngay sau đó con được nhập viện và tiến hành điều trị.
1. Điều trị kịp thời nhờ nhận biết sớm dấu hiệu
Sau khi bé Vũ Ngọc Thảo My 3 tuổi đã điều trị thành công, mẹ bé mới bớt lo lắng và kể lại quá trình phát hiện trẻ bị viêm tai giữa.
Cụ thể, mẹ thấy con kêu đau tai, khó chịu và thỉnh thoảng người xuất hiện cơn sốt nhẹ. Khi soi vào kiểm tra bên trong thấy tai con đỏ và có hiện tượng chảy dịch. Lúc này vợ chồng bàn nhau nên đưa con tới bệnh viện kiểm tra cho chính xác. Khi tới Khoa Nhi – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa và cần nhập viện điều trị gấp.
May mắn là con được phát hiện và can thiệp kịp thời nên sức khỏe phục hồi khá nhanh. Đến nay con đã có thể ăn uống, chạy nhảy vui chơi như bình thường.
Nói về trường hợp của bé Vũ Ngọc Thảo My 3 tuổi, bác sĩ điều trị cho con cho biết, bé My may mắn khi được gia đình phát hiện kịp thời nên việc điều trị khá đơn giản và cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Thời gian tới bé sẽ được xuất viện và trở lại cuộc sống thường ngày.
Nói về bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em, bác sĩ cho hay đây là bệnh lý rất hay gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi. Khi trẻ mắc bệnh con thường xuất hiện những dấu hiệu sau đây:
– Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C
– Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
– Con khó ngủ hay quấy khóc
– Bỏ ăn và ăn không ngon miệng
– Nôn ói hoặc tiêu chảy
– Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
– Kém phản ứng với âm thanh
– Ở những trẻ lớn hơn có thể bị đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời.
Tốt nhất khi có những dấu hiệu trên cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám nhằm có hướng xử lý kịp thời.
Khi được đưa tới viện Thảo My đang trong tình trạng đau nhức tai
2. Không nên chủ quan với bệnh viêm tai giữa của trẻ nhỏ
Cũng như nhiều loại bệnh lý khác thường gặp ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa sẽ không nguy hiểm nếu như con được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trong trường hợp nếu cha mẹ không để ý bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em sẽ tiến triển nặng sang giai đoạn mãn tính, lúc này con sẽ có nguy cơ đối diện với những vấn đề sức khỏe sau:
2.1. Trẻ có nguy cơ bị thủng màng nhĩ
Ở trẻ lỗ thông giữa tai giữa và vòi nhĩ thường ngắn và rộng, do đó khi bị mắc bệnh chất lỏng từ mũi họng có chứa vi khuẩn sẽ đi vào trong tai giữa từ đó gây nên tình trạng thủng màng nhĩ.
Khi bị thủng màng nhĩ trẻ sẽ khó khăn trong giao tiếp cũng như phát triển về mặt ngôn ngữ.
2.2. Tuyến giữa bên trong tai có nguy cơ hoại tử
Tuyến giữa bên trong tai có nguy cơ hoại tử là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, lúc này trẻ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ:
– Điếc vĩnh viễn hoặc giảm thính lực nhiều
– Tai viêm nhiễm khiến trẻ cảm thấy chóng mặt, đôi khi mất thăng bằng
– Liệt dây thần kinh số 7 gây liệt mặt và mất cảm giác ở mắt.
Viêm tai giữa rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ
2.3. Trẻ bị viêm xương chũm
Khi viêm tai giữa gây nên viêm xương chũm, trẻ sẽ có nguy cơ tái phát viêm tai nhiều lần.
Phần xương chũm tai bị tổn thương nên sẽ xuất hiện thêm tình trạng rò dịch, chảy mủ viêm. Một vài trẻ có nguy cơ cao bị thêm viêm màng não, áp xe não khiến trẻ chậm phát triển, liệt dây thần kinh và cuối cùng là con có nguy cơ tử vong.
3. Cần làm gì để phòng ngừa viêm tai giữa cho trẻ?
Để phòng ngừa nguy cơ bệnh viêm tai giữa xuất hiện ở trẻ, cha mẹ nên chú ý tới những vấn đề sau:
– Nếu được nên nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất trong thời gian 6 tháng để giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Không nên để con vừa nằm vừa bú bình, vì sữa có thể đổ hoặc chảy vào tai trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh.
– Giữ ấm cơ thể cho trẻ, hạn chế tối đa để con bị cảm lạnh.
– Nên cho con tiêm đủ vắc-xin chống phế cầu khuẩn
– Nên để con tránh xa những nơi có khói thuốc lá
Sau một thời gian ngắn điều trị Thảo My đã khỏe mạnh, vui vẻ trở lại
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ cần kịp thời, chọn đúng cơ sở có chất lượng tốt giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Khoa Nhi – Hệ thống y tế Thu Cúc TCI là lựa chọn đúng đắn của cha mẹ, khi tại đây bé sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ đầu ngành, kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Trong trường hợp nếu phát hiện vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị cho con trong thời gian sớm nhất để đảm bảo hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.