Điều trị nang thận thế nào?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nang thận có thể gây các biến chứng như: nang nhiễm khuẩn, tụ mủ; sỏi trong nang; nang hóa ác… Các phương pháp điều trị như thế nào sẽ được giới thiệu cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Nang thận là gì?

Mỗi người có 2 quả thận. Mỗi quả thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận, được gọi là néphrone. Mỗi néphrone đều có nhiệm vụ lọc, tái hấp thu và bài tiết nước tiểu vào một hồ chứa chung là bể thận; từ bể thận nước tiểu sẽ chảy theo niệu quản xuống bàng quang để khi bạn buồn đi tiểu, nước tiểu được bài xuất ra ngoài.

Mỗi người có 2 quả thận. Mỗi quả thận được cấu tạo bởi khoảng 1 triệu đơn vị thận, được gọi là néphrone.

Khi thận bị viêm hoặc bị xơ hay sỏi sẽ làm ứ đọng nước tiểu, hình thành một cái bọc chứa nước; nước này không được đưa ra ngoài sẽ tái hấp thu lại nhưng phần cặn lưu trữ tạo ra những thứ đó gọi là “nang thận”.

Nang thận có thể gặp ở mọi đối tượng (trẻ em, người lớn, cả nam và nữ) và tần suất tăng dần theo tuổi.
Có nhiều loại bệnh nang thận khác nhau với nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khác nhau. Có loại chỉ gây ảnh hưởng một thận, có loại gây ảnh hưởng cả hai thận.

tham khảo: triệu chứng ung thư thận

  • Nang thận đơn độc: đây là dạng thường gặp nhất và nhẹ nhất. Thận có thể có một hoặc vài nang, thường là ở một bên thận, siêu âm cho thấy nang có vách mỏng.
  • Thận nhiều nang (từ hai nang trở lên): là một dạng loạn sản thận, thận gồm những thùy đầy nang với niệu quản teo hay không có, thận hoàn toàn không hoạt động. Thai nhi với bệnh thận nhiều nang hai bên chết trước khi sinh hoặc không lâu sau sinh. Trường hợp bệnh thận nhiều nang ở một thận, thận bên đối diện bình thường, phần lớn được phát hiện ở trẻ nhỏ với dấu hiệu một khối u ở một bên bụng.
  • Thận đa nang: là bệnh nang thận bẩm sinh gây ảnh hưởng cả hai thận. Đây là một bệnh di truyền.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nang thận có thể gây biến chứng nguy hiểm

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nang thận có thể gây biến chứng nguy hiểm như: nang nhiễm khuẩn, tụ mủ; sỏi trong nang; nang hóa ác; nang quá to gây chèn ép hay vỡ nang… đe dọa tính mạng người bệnh.

2. Điều trị nang thận ra sao?

Để phát hiện nang thận, bác sĩ sẽ dựa vào tiền sử bệnh gia đình, khám lâm sàng với dấu hiệu nổi bật là khối u ở hông lưng hai bên và hình ảnh điển hình trên siêu âm và hình cắt lớp điện toán (CT scan).

Về điều trị, theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, tùy từng trường hợp, kích thước nang, mức độ ảnh hưởng, tuổi tác, thể trạng người bệnh… mà phương pháp điều trị sẽ khác nhau.

  • Nang nhỏ, kích thước dưới 6cm, không biến chứng thì không cần can thiệp. Khoảng 6 tháng, người bệnh đi kiểm tra lại một lần, uống nhiều nước (khoảng 2 lít/ngày), nghỉ ngơi hợp lý, kiêng rượu bia, thuốc lá.
  • Nang nhỏ nhưng gây biến chứng nhiễm trùng nang, xuất huyết trong nang gây đau nhiều, đã điều trị nội khoa không đỡ, tái phát nhiều lần nên xét đến can thiệp điều trị.

Nang thận có kích thước lớn hơn 6cm nên can thiệp ngoại khoa (ảnh minh họa)

  • Nang thận có kích thước lớn hơn 6cm nên can thiệp ngoại khoa, vì nó gây đè ép chủ mô thận, dần dần ảnh hưởng đến chức năng thận.

Điều trị nang thận thường là phương pháp chọc hút và bơm chất làm xơ hóa dưới hướng dẫn của siêu âm, nhưng phương pháp này thực hiện thì đơn giản, nhanh, chính xác nhưng có nhược điểm là tái phát cao, trên 70% sau 3 tháng. Phẫu thuật nội soi cắt chóp nang, đây là loại phẫu thuật có nhiều ưu điểm, số ngày nằm viện ngắn, vết mổ nhỏ, ít đau, người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh; hiện nay phương pháp này được xem là phẫu thuật an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *