Viêm gan B nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Xơ gan, ung thư gan… Điều trị viêm gan B như thế nào luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh.
Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, người bệnh nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám, chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Điều trị bệnh viêm gan B như thế nào luôn là quan tâm hàng đầu của nhiều người bệnh.
1. Chẩn đoán bệnh viêm gan B
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm gan B, người bệnh cần được xét nghiệm đánh giá chức năng gan thông qua siêu âm gan, làm các xét nghiệm sinh thiết gan đồng thời tìm HBV DNA trong máu. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.
2. Điều trị viêm gan B
Mục đích điều trị viêm gan B nhằm: Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan; Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
Viêm gan B nếu không được chữa trị có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan
Với những người bị viêm gan mạn tính: Mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính là giúp cơ thể kiểm soát sự sao chép của virus và làm giảm lượng virus. Điều này giúp bảo vệ gan khỏi sự tổn thương do virus gây ra. Có hai nhóm thuốc có thể được lựa chọn trong điều trị viêm gan B mạn tính: Interferon và các thuốc kháng virus.
Interferon có 2 dạng chính: Interferon pegylate hóa và Interferon thông thường. Nếu điều trị bằng Interferon, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh lựa chọn dùng dạng Interferon pegylate hóa, chỉ dùng 1 lần/48 tuần hơn là dùng Interferon thông thường với 3 lần/tuần.
Lưu ý, trong khi điều trị viêm gan B bằng thuốc, người bệnh cần tái khám để làm các xét nghiệm máu thường quy và kiểm tra để xem khả năng đáp ứng điều trị như thế nào.
Điều trị bằng thuốc kháng virus có tác dụng làm ngừng sự sao chép của virus, làm giảm lượng virus trong máu. Tuy nhiên, hiệu quả có thể bị đảo ngược nếu người bệnh ngưng dùng thuốc. Do đó, hầu hết bệnh nhân viêm gan B mạn tính cần phải dùng thuốc hàng ngày trong suốt quãng đời còn lại để kiểm soát virus. Một vài thuốc kháng virus có thể kể đến như: Lamivudine, entecavir, adefovir, tenofovir…
Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh viêm gan B cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học (theo tư vấn của bác sỹ), thực hiện lối sống, sinh hoạt riêng cho người viêm gan B.
Từ lâu, Phòng khám chuyên khoa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã được biết đến là địa chỉ khám chữa các bệnh về gan mật uy tín, được đông đảo người bệnh ở Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận tin tưởng lựa chọn. Phòng khám chuyên khoa Gan mật quy tụ được đội ngũ y bác sĩ giỏi là những chuyên gia gan mật hàng đầu của cả nước; Hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại bậc nhất hiện nay như: Máy sinh hóa, huyết học; hệ thống máy siêu âm chất lượng cao, máy MSCT-64…;
Điều kiện cơ sở vật chất khang trang, tiện nghi. Không gian bệnh viện thông thoáng, hoàn toàn không có mùi ete đem lại cho người bệnh cảm giác thoải mãi, dễ chịu khi thăm khám bệnh và điều trị bệnh tại bệnh viện; Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng, khoa học. Người bệnh không phải chen lấn, chờ đợi mệt mỏi; Phong cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp làm hài lòng mọi người bệnh…
Khám và điều trị viêm gan B tại Bệnh viện Thu Cúc, bệnh nhân được tiếp đón và chỉ dẫn tận tình.
Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc còn đang đẩy mạnh hợp tác chuyên môn với các viện nghiên cứu, bệnh viện hàng đầu thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu nhằm đem lại kết quả điều trị tối ưu và an toàn nhất cho người bệnh.Tham khảo thêm : viêm gan siều vi b, bệnh viêm gan b
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.