Đột quỵ mắt, hay còn gọi là tắc động mạch võng mạc liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu của võng mạc. Nếu không điều trị kịp thời, đột quỵ ở mắt có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
1. Đột quỵ mắt là bệnh như thế nào?
Trong cơ thể có một hệ thống mạch máu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng quan trọng và oxy đến mọi bộ phận. Khi các mạch máu bị thu hẹp, tắc nghẽn do cục máu đông, nguồn cung cấp máu sẽ gặp vấn đề và được gọi là đột quỵ. Điều này gây ảnh hưởng hoặc tổn thương nghiêm trọng đến một số bộ phận cơ thể.
Đột quỵ không chỉ xảy ra ở não bộ mà còn ở mắt do sự tắc nghẽn động mạch võng mạc. Loại đột quỵ này được gọi là đột quỵ mắt. Nói rõ hơn, võng mạc mắt là màng mỏng bao quanh bề mặt bên trong của mắt. Võng mạc có nhiệm vụ gửi tín hiệu ánh sáng đến não để chúng ta hiểu được những gì đôi mắt đang thấy. Khi tĩnh mạch võng mạc tắc nghẽn, chúng làm rò rỉ chất lỏng vào võng mạc. Từ đó ngăn cản oxy lưu thông, làm sưng tấy, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
Có nhiều kiểu đột quỵ khác nhau ở vùng mắt, tùy thuộc vào mạch máu bị tắc nghẽn:
– Tắc tĩnh mạch võng mạc trung tâm (CRVO): Tĩnh mạch chính của võng mạc bị tắc nghẽn.
– Tắc động mạch võng mạc trung tâm (CRAO): Động mạch trung tâm của võng mạc bị tắc nghẽn.
– Tắc tĩnh mạch võng mạc nhánh (BRVO): Các tĩnh mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.
– Tắc động mạch võng mạc nhánh (BRAO): Các động mạch nhỏ của võng mạc bị tắc nghẽn.
Nếu không điều trị kịp thời, mắt có thể bị đột quỵ dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
2. Dấu hiệu đột quỵ vùng mắt
Các triệu chứng của bệnh có thể phát triển chậm trong nhiều giờ, nhiều ngày nhưng đôi khi có thể xảy ra một cách bất ngờ. Manh mối lớn nhất để sớm phát hiện đột quỵ là thị lực thay đổi đột ngột. Người bệnh thường sẽ không cảm thấy đau. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng khác như:
– Mất toàn bộ hoặc một phần thị lực của mắt.
– Phạm vi tầm nhìn hạn chế.
– Nhìn mờ hoặc méo mó, có bóng đen trước mặt.
– Võng mạc mắt phù thũng thiếu máu.
Nếu bạn có các bất thường về mắt, hãy đi khám ngay lập tức, ngay cả khi dường như các dấu hiệu đã khỏi. Bởi nếu không điều trị kịp thời, đột quỵ ở mắt có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.
3. Nguyên nhân chính gây bệnh
3.1. Nguyên nhân gây đột quỵ mắt
Đột quỵ mắt là do sự lưu thông kém của các mạch máu cung cấp cho phần trước của dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác là sợi cáp kết nối não với mắt và mang hàng triệu sợi thần kinh, mạch máu.
Mặc dù đột quỵ ở mắt xảy ra do tắc nghẽn mạch máu nuôi dây thần kinh thị giác, nhưng nguyên nhân phổ biến hơn là do thiếu áp lực hoặc thiếu tưới máu mô. Huyết áp có thể thay đổi so với nhãn áp và lưu lượng máu bình thường bị giảm. Nếu nguồn cung cấp oxy và chất dinh dưỡng của dây thần kinh thị giác bị cắt đứt, các mô thần kinh bị tổn thương và mất đi, dẫn đến giảm thị lực.
Ngoài ra, người có hội chứng kháng photpholipit dùng thuốc ngừa thai hoặc tiêm filler trôi nổi cũng có thể mắc bệnh.
Nam giới độ tuổi 60 có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.
3.2. Ai có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ mắt?
Không phải lúc nào bác sĩ chuyên môn cũng hiểu rõ ràng vì sao đột quỵ mắt lại xảy ra. Nhưng một số bệnh lý, chẳng hạn như huyết áp cao và tiểu đường, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Một số người có nhiều khả năng bị đột quỵ ở mắt hơn bao gồm:
– Giới tính nam, tuổi cao hơn 60. Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ cho biết, nam giới độ tuổi 60 có nguy cơ mắc bệnh này cao nhất.
– Bệnh tiểu đường.
– Bệnh tăng nhãn áp.
– Các vấn đề ảnh hưởng đến lưu lượng máu, chẳng hạn như huyết áp cao và cholesterol cao.
– Các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, mạch vành tim,…
– Thu hẹp động mạch cảnh hoặc động mạch cổ.
– Bệnh rối loạn máu hiếm như rối loạn hồng cầu lưỡi liềm.
– Xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong động mạch.
– Từng bị đột quỵ trước đó.
– Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.
– Sử dụng các thiết bị điện tử liên tục.
4. Biến chứng của bệnh
Mặc dù người bệnh có thể hồi phục sau cơn đột quỵ mắt, nhưng có một vài biến chứng nghiêm trọng họ phải đối mặt như:
– Phù hoàng điểm hoặc viêm hoàng điểm: Điểm vàng là phần giữa của võng mạc giúp cho thị lực sắc nét. Sưng điểm vàng có thể làm mờ tầm nhìn của bạn hoặc dẫn đến mất thị lực.
– Tân mạch: Một tình trạng trong đó các mạch máu mới, bất thường phát triển trong võng mạc. Những chất này có thể rò rỉ vào thủy tinh thể và gây ra tình trạng nổi bông. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, võng mạc có thể bị bong ra hoàn toàn.
– Bệnh tăng nhãn áp mạch máu: Sự gia tăng áp lực trong mắt gây đau đớn do sự hình thành các mạch máu mới.
– Mất thị lực, thậm chí mù lòa
Do khả năng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng của bệnh, chúng ta cần tái khám thị lực theo khuyến cáo của bác sĩ thường xuyên. Bên cạnh đó cần theo dõi các tình trạng sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến đôi mắt.
Một bài báo trên tạp chí Eye nói rằng 64% trường hợp đột quỵ ở mắt có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim.
5. Phòng ngừa đột quỵ mắt
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ mắt, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm khả năng mắc bệnh:
– Theo dõi bệnh tiểu đường và cố gắng giữ cho lượng đường trong máu luôn trong phạm vi cho phép.
– Điều trị bệnh tăng nhãn áp vì bệnh có thể làm tăng áp lực trong mắt.
– Theo dõi huyết áp vì huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.
– Kiểm tra cholesterol máu thường xuyên vì nếu nó quá cao, thì áp dụng chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm xuống.
– Đừng hút thuốc vì hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc tất cả các loại đột quỵ.
– Kiểm tra bệnh tim là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa đột quỵ ở mắt. Một bài báo trên tạp chí Eye nói rằng 64% trường hợp đột quỵ vùng mắt có ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim.
– Thay đổi lối sống có thể tạo ra sự khác biệt. Do đó, bạn nên tập thể dục thường xuyên, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, bao gồm nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo không bão hòa…
– Không thức khuya quá nhiều và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Như vậy, đột quỵ mắt là một căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phòng và điều trị kịp thời. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đột quỵ vùng mắt ảnh hưởng lớn đến thị lực và rất khó có khả năng hồi phục. Hãy cố gắng duy trì một lối sống khoa học để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.