Đột quỵ thiếu máu não cấp chiếm khoảng 80 – 85% các ca đột quỵ não. Việc chẩn đoán nhồi máu não cấp nhanh chóng có vai trò rất quan trọng trong định hướng chiến lược điều trị. Để chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp thì chụp cộng hưởng từ MRI ngày càng được khẳng định, bởi ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các công cụ chẩn đoán khác. Mời bạn cùng tìm hiểu!
1. Vai trò chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp qua chụp cộng hưởng từ MRI
Để chẩn đoán đột quỵ não, dựa vào các dấu hiệu lâm sàng khiếm khuyết thần kinh đột ngột và được đánh giá dựa trên thang điểm đột quỵ NIHSS. Sau đó, bác sĩ có thể chụp cắt lớp vi tính ngay để loại trừ đột quỵ xuất huyết não, xem xét và chỉ định hướng điều trị.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật vai trò của cộng hưởng từ MRI ngày càng được khẳng định, đặc biệt trong các trường hợp đột quỵ não không rõ thời gian, đột quỵ tuần hoàn sau hoặc khi chẩn đoán phân biệt.
Chụp cộng hưởng từ với chuỗi xung khuếch tán có độ nhạy cao trong phát hiện sớm tổn thương nhồi máu não sớm, tốt hơn so với chụp cắt lớp vi tính. Nhiều nghiên cứu báo cáo độ nhạy của cộng hưởng từ là từ 88 – 100% trong chẩn đoán nhồi máu não sớm.
Chụp cộng hưởng từ MRI não (sọ não, mạch máu não) tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI.
2. Chuỗi xung khuếch tán trên phim chụp cộng hưởng từ MRI
Sự ra đời của chuỗi xung khuếch tán trong chẩn đoán nhồi máu não là một bước tiến vượt bậc của hình ảnh học thần kinh do khả năng phát hiện sớm hơn vùng nhồi máu não so với các kỹ thuật hình ảnh khác.
Theo một nghiên cứu báo cáo đánh giá độ nhạy của cộng hưởng từ 88 – 100% trong chẩn đoán nhồi máu não sớm 5,6. Chuỗi xung khuếch tán có độ nhạy 97,3% trong chẩn đoán nhồi máu não cấp. Trong các trường hợp cộng hưởng từ âm tính, có hơn một nửa trường hợp nhồi máu tuần hoàn sau và trường hợp còn lại nhồi máu tuần hoàn trước.
3. Chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não cấp bằng MRI trong giờ vàng
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là bệnh lý thường gặp, chiếm khoảng 50% trong tổng số các bệnh thần kinh. Tỷ lệ tai biến mạch máu não tùy thuộc từng nước, từng dân tộc, từng lứa tuổi, giới nam hay giới nữ. Ở các nước phương tây thì số trường hợp bị tai biến mạch máu não trên 100.000 dân thay đổi từ 20–184 người. Ở các nước Châu Á, thì tỷ lệ này rất cao, chiếm khoảng 287- 1.642 người trên 100.000 dân. Chụp cộng hưởng từ giúp cho việc nới rộng cửa sổ điều trị trong một số trường hợp từ 3 giờ lên tới 6 giờ, điều này giúp cho tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đặc hiệu tăng lên đáng kể.
Thời gian càng trễ thì tỷ lệ phát hiện tổn thương trên cộng hưởng từ MRI càng rõ.
Tổn thương não được phản ánh rõ nét trên phim chụp cộng hưởng từ MRI, giúp bác sĩ chẩn đoán được đột quỵ loại não, thời gian đột quỵ trong bao lâu và có hướng xử trí kịp thời.
4. Nguyên nhân gây đột quỵ nhồi máu não cấp
4.1 Tuổi tác là yếu tố gây đột quỵ nhồi máu não cấp
Tỷ lệ bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhập viện thường gặp ở độ 50-60 tuổi. Tuổi càng cao nguy cơ nhồi máu não càng cao, có thể do nhiều bệnh lý nguy cơ phối hợp như cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch, trong nghiên cứu này chỉ có 10,3% bệnh nhân dưới 50 tuổi. Tuổi cao cũng được cho là một yếu tố nguy cơ không tốt đối với sự hồi phục lâm sàng.
4.2 Giới tính yếu tố gây đột quỵ nhồi máu não cấp
Theo các nghiên cứu thì tỷ lệ giới tính nam bị đột quỵ cao hơn giới tính nữ (59,4% nữ so với 40,6% nam).
4.3 Tiền căn bệnh lý gây đột quỵ nhồi máu não cấp
Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, rối loạn đông máu, bệnh lý tim mạch, dị dạng mạch máu não (bệnh lý hệ thần kinh),… dễ có nguy cơ đột quỵ hơn những đối tượng không bị bệnh.
5. Vị trí nhồi máu não
Vị trí nhồi máu não chủ yếu ở động mạch não giữa chiếm 68,75%. Đây là vị trí thường gặp trong tất cả bệnh lý nhồi máu não vì theo giải phẫu động mạch não giữa chi phối chủ yếu bán cầu và có nhiều nhánh xuyên, do dó rất thường gặp tổn thương tại vị trí này.
Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh của Thu Cúc TCI giải thích thêm cho người nhà bệnh nhân về tổn thương não của người bệnh trên phim chụp MRI sọ não.
6. Thể tích tổn thương nhồi máu não phim chụp MRI
6.1. Thể tích tổn thương nhồi máu não
Trên thực tế, những bệnh nhân có thời gian đến trước hoặc bằng 3 giờ có kích thước nhồi máu não nhỏ hơn so với những bệnh nhân được nhập viện sau sau 3 giờ. Khi thể tích tổn thương nhồi máu não càng nhỏ thì đáp ứng điều trị sẽ tốt hơn.
Kích thước tổn thương là một trong những yếu tố tiên lượng về sự phục hồi chức năng thần kinh và cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát hiện nhồi máu não trên cộng hưởng từ. Thông thường cộng hưởng từ có độ nhạy thấp hơn ở tổn thương dưới lều tiểu não và những tổn thương có kích thước nhỏ.
Trong số các bệnh nhân có nhồi máu thực sự qua theo dõi, có một bệnh nhân không phát hiện được nhồi máu lúc nhập viện, các bệnh nhân này đều có ổ nhồi máu nhỏ (0,4cm3), như vậy với những tổn thương nhỏ có thể âm tính trên cộng hưởng từ đặc biệt là giai đoạn sớm.
6.2. Về lý thuyết thể tích tổn thương nhồi máu não
Về lý thuyết kích thước tổn thương cũng phụ thuộc vào thời gian từ khi có triệu chứng tới khi được chụp cộng hưởng từ. Thể tích trung bình càng lớn nếu bệnh nhân đến viện càng muộn. Điều này cho thấy sự tiến triển của nhồi máu não theo thời gian, vì vậy trong thực hành lâm sàng đột qụy nhồi máu não luôn có câu kinh điển “thời gian là não”.
Điều này cũng ủng hộ cho giả thuyết là có sự tồn tại vùng nguy cơ nhồi máu, có nghĩa là vùng bị thiếu máu, mất chức năng tạm thời của tế bào não, có thể được hồi phục nếu được tái tưới máu sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị kip thời vùng mô não này sẽ hoại tử. Theo thời gian, vùng lõi nhồi máu sẽ tăng dần, đây chính là vùng tổn thương quan sát thấy trên xung chụp cộng hưởng từ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.