Nhiều người cho rằng cho con bú làm giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, cho con bú mẹ chính là cách tuyệt vời để phòng chống ung thư tử cung, vú và buồng trứng. Đặc biệt, những người mẹ cho con bú trong 2 năm sẽ giảm được 50% nguy cơ ung thư vú.
1. Tại sao cho con bú lại có thể giảm được nguy cơ mắc ung thư?
1.1 Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc ung thư cho người mẹ
Các nhà nghiên cứu lý giải điều này như sau:
– Các chất ô nhiễm hòa tan trong chất béo và chất gây ung thư được lưu giữ ít hơn ở sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng làm giảm tiếp xúc với estrogen, do đó phòng ngừa được ung thư vú và một số bệnh ung thư phổ biến khác ở nữ.
– Phòng ngừa ung thư buồng trứng: Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm thời gian rụng trứng của người mẹ, làm giảm tuổi của buồng trứng và do đó làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.Phòng ngừa ung thư nội mạc tử cung: Cho con bú làm giảm kích thích ở màng trong nội mạc tử cung, giúp bảo vệ và ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung.
– Nếu một bà mẹ không cho con bú mẹ, họ có thể trải qua các tình trạng tắc tia sữa, và viêm. Trong đó, viêm là nguyên nhân gây ra ung thư vú.
Cho con bú không chỉ giúp phòng ngừa ung thư cho chính người mẹ, mà đứa trẻ được bú mẹ trong giai đoạn đầu đời cũng giảm 25% nguy cơ ung thư vú.
1.2 Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc ung thư cho người mẹ
– Những phụ nữ không có khả năng cho con bú, nguy cơ mắc ung thư vú không gia tăng.
– Những phụ nữ được bú mẹ trong giai đoạn đầu đời, có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 25% ở giai đoạn tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
– Một phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, có nguy cơ giảm 59% nếu đang cho con bú sữa mẹ.
– Nuôi con bằng sữa mẹ với trên 1 bé, nguy cơ mắc ung thư càng giảm
– Có con đầu lòng trước 25 tuổi cũng làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Cho con bú vẫn an toàn trong thời gian mẹ điều trị ung thư, miễn là người bệnh chưa trải qua điều trị hóa chất và liệu pháp hormone.
2. Cho con bú và những điều mẹ cần biết
2.1 Cho con bú khi mẹ đã và đang điều trị ung thư
Các tế bào ung thư không bao giờ có thể được truyền cho con bạn qua sữa mẹ, do đó việc cho con bú sữa mẹ vẫn đảm bảo an toàn khi người mẹ bị bệnh. Trong quá trình điều trị ung thư vú, chẳng hạn như người mẹ phải chụp X-quang vú, chụp CAT, MRI, siêu âm và sinh thiết thì vẫn có thể cho con bú.
Đối với những mẹ đang điều trị ung thư vú, miễn là người mẹ chưa từng điều trị hóa chất hoặc liệu pháp phóng xạ thì vẫn có thể cho con bú bình thường.
Tuy nhiên, việc điều trị ung thư vú chẳng hạn như bức xạ có thể khiến người mẹ tiết sữa ít hơn bình thường. Đối với những người bị cắt 1 bên vú, vẫn có thể cho con bú ở vú còn lại.
Cai sữa tạm thời nếu mẹ phải làm: xét nghiệm phóng xạ, liệu pháp hormon và hóa trị.
Người mẹ có thể tiếp tục cho bé bú sữa mẹ để duy trì nguồn cung sữa sau khi điều trị ung thư.
2.2 Những lợi ích về sức khỏe khi mẹ cho con bú
Ngoài việc có thể hỗ trợ người mẹ giảm nguy cơ ung thư, cho con bú cũng giúp người mẹ có được những ảnh hưởng tích cực về sức khỏe cho người mẹ như:
– Giúp mẹ giảm chảy máu và thiếu máu sau sinh
– Giúp mẹ nhanh lấy lại vóc dáng
– Giúp làm chậm khả năng có thai tiếp theo
– Tự tin và thích nghi với con hơn
– Tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc
– Sớm có thể quay trở lại làm việc bởi con khỏe mạnh.
Cho con bú giúp con và mẹ có sức khỏe và sức đề kháng tốt
Bên cạnh đó, những đứa trẻ được bú sữa mẹ sẽ có những lợi ích về sức khỏe như:
– Sữa mẹ chữa nhiều chất có lợi cho sự phát triển của bé
– Những đứa trẻ bú sữa mẹ ít bị bệnh hơn: viêm tai giữa, viêm hô hấp, di ứng, béo phì, tiểu đường…
– Ít có nguy cơ bị hội chứng SIDS(đột tử) hơn
– Giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử
– Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, có nhiều dưỡng chất chống nhiễm trùng
– Sữa mẹ có nhiệt độ chuẩn nên không cần pha sữa
– Gia tăng sự phát triển não bộ cho em bé. Thị lực cũng phát triển tốt hơn.
– Tăng sự kết nối giữa mẹ và bé, mang đến tình yêu thương, sự kết nối giữa hai mẹ con.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Cho con bú có làm giảm nguy cơ ung thư đồng thời cung cấp đến các bạn những thông tin quan trọng về lợi ích của việc cho con bú. Hi vọng những thông tin trên đã phần nào giải đáp cho các bạn về những băn khoăn trong việc cho con bú.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.