Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do một số loại HPV có nguy cơ cao – lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về ung thư cổ tử cung:
- Ung thư cổ tử cung có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm.
HPV và ung thư cổ tử cung có liên quan gì đến nhau?
Virus nhú ở người (HPV) được tìm thấy trong khoảng 99% các ca ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 loại HPV khác nhau, phần lớn trong số đó được coi là rủi ro thấp và không gây ra ung thư cổ tử cung. Loại HPV nguy cơ cao có thể gây ra các bất thường tế bào cổ tử cung hay ung thư. Hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể là do hai loại virus, HPV-16 và HPV-18, thường được gọi là loại HPV nguy cơ cao.
- Một số loại HPV có khả năng gây ra sự thay đổi ở tế bào, dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung?
Tiền ung thư cổ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng thường bao gồm:
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi quan hệ tình dục, khám phụ khoa, vv…
- Đau vùng chậu không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Tiết dịch âm đạo nhiều, có mùi hôi
- Đi tiểu nhiều lần, đau khi tiểu
Làm thế nào để chẩn đoán ung thư cổ tử cung?
Cách tốt nhất để xác định các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư là hiện nay là thử nghiệm Pap. Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm HPV. Các xét nghiệm HPV không chỉ ra sự hiện diện của các tế bào tiền ung thư hoặc ung thư mà nó xác định xem phụ nữ có bị nhiễm HPV hay không, đặc biệt là HPV 13 – loại HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.
Xét nghiệm Pap là gì?
- Xét nghiệm Pap được khuyến khích thực hiện ở phụ nữ từ 21 tuổi – 65 tuổi.
Pap là viết tắt của “Test Papanicolaou”, một phương pháp sàng lọc phát hiện tiền ung thư và ung thư tế bào cổ tử cung. Cổ tử cung là phần dưới của tử cung mở ra vào trong âm đạo. Mục đích chính của thử nghiệm Pap là tìm những thay đổi tế bào bất thường có thể phát sinh bệnh ung thư cổ hoặc trước khi ung thư phát triển.
Nên thực hiện xét nghiệm Pap như thế nào?
Phụ nữ từ 21 tuổi trở lên nên xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm 1 lần cho tới 65 tuổi. Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung (phẫu thuật cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) không cần phải làm xét nghiệm Pap, trừ khi phẫu thuật cho tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung.
Có cách nào để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hay không?
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư có thể phòng ngừa nhất. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ sống sau năm năm là gần như 100%. Xét nghiệm Pap thường xuyên là phương pháp tốt nhất để bảo vệ chống lại bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung mất nhiều năm để phát triển, vì vậy, xét nghiệm Pap thường xuyên sẽ giúp phát hiện các tế bào tiền ung thư hoặc bất thường sớm để ngăn chặn sự phát triển của ung thư cổ tử cung.
Phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung là gì?
- Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV là một trong những cách hiệu quả giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung.
Việc hỗ trợ điều trị ung thư tử cung phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh (giai đoạn) so với các loại tế bào.
- Giai đoạn I: Phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Giai đoạn II và III: Bức xạ và hóa trị.
- Giai đoạn IV: Thực hiện hóa trị.
Tôi có nghe nói về vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Liệu nó bảo vệ 100% hay không?
Vắc-xin HPV là vaccin được khuyến khích áp dụng cho bé gái từ 9-26 tuổi. Vắc-xin HPV có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa nhiễm HPV, nguyên nhân chính gây ung thư cổ ở phụ nữ. Vắc-xin bảo vệ chống bốn loại HPV, trong đó có hai loại gây ra khoảng 70% các bệnh ung thư cổ tử cung.
Tiêm phòng vắc xin HPV cũng như các loại vắc xin khác không thể phòng bệnh 100%, và không thể thay thế thói quen tầm soát bằng xét nghiệm Pap smear.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.