Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý mà rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh thường được gắn với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, đau rát, xuất huyết âm đạo bất thường, khí hư ra nhiều,… Tuy nhiên, có nhiều chị em vẫn thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh không? Giải đáp được thắc mắc này, chị em cũng có thể yên tâm, chủ động hơn trong quá trình phòng và điều trị viêm phụ khoa, tránh những biến chứng bất thường.
1. Hiểu chính xác về viêm nhiễm phụ khoa
Viêm phụ khoa là thuật ngữ chỉ chung bệnh lý viêm nhiễm tại các cơ quan sinh dục của nữ giới như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm tắc vòi trứng,… Đồng thời, đây cũng là bệnh lý phụ khoa xuất hiện nhiều nhất ở nữ giới, chiếm tới 90%.
Ai cũng có thể là đối tượng mắc viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, bệnh lý này phổ biến hơn ở những chị em đã quan hệ tình dục, đã từng sinh nở.
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý phổ biến nhất, có thể tấn công mọi đối tượng phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau
Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa thường do vệ sinh vùng kín chưa sạch, chưa đúng cách; chưa ý thức sử dụng biện pháp bảo hộ khi quan hệ tình dục; do thực hiện các thủ thuật điều trị không đảm bảo vệ sinh; sử dụng băng vệ sinh quá nhiều giờ trong thời gian hành kinh và do thói quen sử dụng đồ lót. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan gây viêm âm đạo cũng có thể đến từ sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sau quãng thời gian mang thai, sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa cũng rất đặc trưng. Người bệnh có thể dễ dàng ý thức được bản thân bị viêm nhiễm phụ khoa khi thấy những triệu chứng:
– Ngứa vùng kín: Hầu như tất cả những bệnh lý thuộc nhóm viêm nhiễm phụ khoa đều có triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín. Triệu chứng này xuất hiện, có thể do các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập, đi sâu vào âm đạo và tấn công ngược dòng.
– Khí hư ra nhiều: Khí hư ồ ạt, khiến cho môi trường âm đạo mất cân bằng cũng là triệu chứng của viêm phụ khoa. Tình trạng khí hư ra nhiều, có màu, mùi khó chịu sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm có điều kiện để phát triển, tăng sinh, tấn công sâu hơn. Đồng thời, thông qua hình thái của khí hư, dịch tiết âm đạo, ta có thể nhận biết được nguyên nhân gây viêm, tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường âm đạo, vùng kín.
– Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt bị rối loạn, thường chậm hơn bình thường, kèm theo đau bụng, máu kinh có mùi hôi, màu tối hơn,… cũng là một trong những biểu hiện của nhiều trường hợp viêm nhiễm phụ khoa.
– Đau vùng chậu: Viêm nhiễm tử cung, buồng trứng đều có thể dẫn đến triệu chứng đau vùng chậu. Cơn đau sẽ trở nên khó chịu hơn nếu tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
– Xuất huyết tại âm đạo: Vùng âm đạo ra máu bất thường, không trong kỳ kinh thể hiện mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm phụ khoa. Thông thường, những trường hợp viêm nặng, để lại tổn thương mới xuất hiện triệu chứng này.
– Tiểu buốt: Viêm nhiễm lan rộng, gây tổn thương, loét vùng niêm mạc và cổ tử cung. Vì vậy, khi tiếp xúc với nước tiểu khi đi tiểu tiện, người bệnh sẽ cảm nhận rõ triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
2. Thế nào là chậm kinh?
Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường trong khoảng 28 đến 32 ngày. Quá 35 ngày mới thấy có máu kinh, bạn chắc chắn đã bị chậm kinh. Chậm kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, thể hiện phần nào sự bất thường về sức khỏe sinh lý, nội tiết của chị em phụ nữ.
Tình trạng chậm kinh cho thấy sức khỏe phụ khoa của chị em đang không ổn định, có thể sinh lý, nội tiết bị rối loạn
Tình trạng chậm kinh chỉ xuất hiện ở độ tuổi trung niên, khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Thế nhưng, cũng có không ít trường hợp bị chậm kinh trong độ tuổi sinh sản do rất nhiều nguyên nhân:
– Do sức khỏe không ổn định, quá mệt mỏi, áp lực.
– Do tâm lý bị áp lực, căng thẳng thường xuyên.
– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị dài ngày như thuốc chống trầm cảm, thuốc dùng trong thời gian hóa trị, thuốc tránh thai, thuốc nội tiết,…
– Do sự thay đổi đột ngột của cân nặng, nhất là những trường hợp giảm cân quá đà.
– Mãn kinh đến sớm.
– Do các bệnh lý liên quan tới nội tiết tố như viêm lộ tuyến cổ tử cung, suy buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang,…
– Do ảnh hưởng từ những vấn đề về hệ nội tiết, đặc biệt là bệnh về tuyến giáp.
3. Phụ nữ bị viêm phụ khoa có lo ngại chậm kinh? Cần làm gì khi gặp vấn đề này?
3.1. Phụ nữ viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh?
Như đã chia sẻ, tình trạng rối loạn kinh nguyệt là một trong những biểu hiện của việc bị viêm nhiễm phụ khoa. Cụ thể, bệnh viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng đến kỳ kinh như sau:
– Viêm nhiễm phụ khoa phát triển, lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm ngược dòng, viêm tái đi tái lại. Từ đây, những cơ quan có chức năng điều tiết nội tiết tố, điều hòa kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng. Viêm có thể lan tới buồng trứng, làm ảnh hưởng đến khả năng phóng noãn. Từ đó, chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi, chị em có thể bị chậm kinh, bế kinh trong một thời gian dài.
Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh nếu phát triển và thường xuyên tái đi tái lại
– Viêm nhiễm phụ khoa cũng ảnh hưởng đến một số cơ quan sinh dục như tử cung, vòi trứng. Viêm kéo dài khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên. Quá trình bong tróc lớp niêm mạc mỗi khi chu kỳ kinh nguyệt tới cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, chị em rất dễ bị chậm kinh.
– Viêm nhiễm phụ khoa có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý chị em. Vì vậy, nội tiết tố có thể bị ảnh hưởng, chu kỳ kinh nguyệt cũng chậm hơn.
3.2. Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh? Cần làm gì khi gặp vấn đề này?
Như vậy, có thể thấy viêm phụ khoa ảnh hưởng rất nhiều tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Thay vì chỉ thắc mắc viêm nhiễm phụ khoa liệu có dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh không, chị em nên chủ động đi khám và thực hiện các chỉ dẫn về điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Để điều trị viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả, trước hết chị em cần được khám, kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng với bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở phát hiện, nhận định rõ nguyên nhân, tác nhân gây bệnh để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.
Khám phụ khoa, tìm ra nguyên nhân viêm nhiễm để xử lý tốt, đúng cách, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình đẩy máu kinh ra ngoài
Chị em cũng nên chú ý hơn về vấn đề vệ sinh vùng kín và sinh hoạt tình dục. Để cải thiện dần tình trạng viêm nhiễm, bạn nên vệ sinh “cô bé” đúng cách với các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp. Ngoài ra, việc sử dụng đồ lót an toàn, hạn chế tình trạng vi khuẩn, nấm ký sinh cũng cần được chú ý.
Trong quan hệ tình dục, tốt nhất chị em nên hạn chế phát sinh quan hệ khi đang bị viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, nếu có phát sinh, bạn cũng nên sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su và nên chú ý vệ sinh trước, sau khi giao hợp.
Viêm nhiễm phụ khoa có làm chậm kinh và điều này còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Vì vậy, khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa mỗi 6 tháng một lần là điều cần thiết và nó sẽ là cơ sở để giúp các bạn không phải chịu nhiều ảnh hưởng từ việc bị viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, chị em cũng nên chú ý lựa chọn địa chỉ khám, điều trị có cơ sở vật chất đảm bảo, bác sĩ chuyên môn cao, có kinh nghiệm xử lý các vấn đề một cách cẩn thận, an toàn.
Thu Cúc TCI là hệ thống y tế được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng tìm đến để khám, chẩn đoán và điều trị các vấn đề phụ khoa, bao gồm cả viêm nhiễm và các bệnh liên quan tới kinh nguyệt. Với quy trình khám bệnh khoa học, hệ thống máy móc tân tiến cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực, chúng tôi đã giúp giải quyết vấn đề khó nói cho hàng ngàn bệnh nhân mắc viêm phụ khoa. Trong đó, có rất nhiều bệnh nhân đã ổn định được kỳ kinh nguyệt, có cuộc sống tốt hơn, sức khỏe sinh sản được đảm bảo hơn.
Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề khó giải quyết với viêm nhiễm phụ khoa, hãy tham khảo các gói khám phụ khoa của Thu Cúc TCI để được xử lý bệnh sớm, tránh để viêm tái phát nhiều lần và dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.