Ung thư cổ tử cung là một trong số các bệnh lý ung thư nữ giới nguy hiểm hàng đầu và có tỉ lệ mắc bệnh khá cao. Nhiều bệnh nhân thắc mắc bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? Và chữa bằng những phương pháp nào hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi này cho người bệnh.
1. Bệnh ung thư cổ tử cung và thông tin quan trọng cần biết
1.1 Tìm hiểu chung về bệnh lý ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ở nữ giới nguy hiểm, bệnh lý ác tính này hình thành khi các tế bào đột biến hình thành và xâm lấn đến các cơ quan khác. Những triệu chứng ung thư cổ tử cung có thể gặp phải:
– Xuất huyết âm đạo đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
– Mãn kinh nhưng ra máu âm đạo bất thường.
– Đau bụng dưới, đau lưng, đau tăng khi đi vệ sinh hoặc trong kì kinh nguyệt.
Đau bụng dưới là một trong số các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung
– Ra nhiều khí hư với màu sắc bất thường cùng mùi khó chịu.
– Rò nước tiểu qua ngã âm đạo(trường hợp ít gặp).
1.2 Những người có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung
Hiện chưa có đối tượng nào chắc chắn bị ung thư cổ tử cung nhưng có những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:
– Người nhiễm virus HPV(đặc biệt là chủng 16 và 18)
– Người có lối sống và sinh hoạt thiếu khoa học: thức khuya, ăn uống không điều độ, stress…
– Người sinh nở quá nhiều hoặc sinh con quá sớm.
– Người mà trong gia đình có người từng mắc bệnh.
– Suy giảm hệ miễn dịch do thuốc hoặc tác động từ môi trường sống.
– Uống quá nhiều thuốc tránh thai hoặc lạm dụng tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài.
– Thừa cân, béo phì khiến cơ thể tăng nồng độ Estrogen.
Thừa cân, béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
1.3 Ung thư cổ tử cung và mức độ nguy hiểm của bệnh
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn tới đau bụng dưới hoặc đau khoang chậu. Người bệnh cũng có thể chảy máu bất thường hoặc xuất hiện mùi hôi.
Tùy theo tình trạng bệnh mà mỗi người sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau, tuy nhiên có nhiều biểu hiện tương tự các bệnh lý khác nên dễ nhầm lẫn.
Trường hợp nghiêm trọng, người bệnh không chỉ phải chịu những cơn đau, những biến chứng nguy hiểm khi ung thư di căn mà còn phải cắt bỏ tử cung và buồng trứng mãi mãi. Điều này dẫn tới suy giảm chức năng tình dục và mất đi thiên chức làm mẹ mãi mãi.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phác đồ, tình trạng diễn tiến nặng khiến khối u xâm lấn các cơ quan quan trọng như gan, xương, phổi… thậm chí dẫn tới tử vong.
2. Ung thư ở cổ tử cung có chữa khỏi được không?
2.1 Ung thư cổ tử cung có chữa được không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tùy theo giai đoạn của bệnh mà ung thư cổ tử cung sẽ được điều trị với phương pháp khác nhau. Càng được phát hiện bệnh sớm, tỷ lệ điều trị thành công(sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao. Đồng thời, tỉ lệ bảo tồn khả năng sinh sản cũng cao hơn. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tỉ lệ cũng theo đó giảm xuống.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
– Phác đồ điều trị
– Tình trạng sức khỏe nền của người bệnh
Tình trạng sức khỏe và tinh thần của người bệnh ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị
– Chế độ rèn luyện sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của người bệnh hàng ngày.
– Tinh thần của người bệnh: Nếu người bệnh có tinh thần tốt, lạc quan và điều trị tích cực thì tình hình ảnh cũng sẽ phát triển theo hướng tích cực, đồng thời việc điều trị cũng được đáp ứng tốt hơn.
2.2 Ung thư cổ tử cung có thể chữa được không? – Giải đáp
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, ung thư có thể điều trị tích cực nếu được phát hiện sớm. Tỉ lệ điều trị thành công được đánh giá dựa trên tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh ung thư cổ tử cung như sau:
– Giai đoạn tại chỗ: 96%
– Giai đoạn 1: giảm còn 80-90%
– Giai đoạn 2: 50-60%
– Giai đoạn 3: 25-35%
– Giai đoạn 4: Dưới 15%
Như vậy, bệnh ung thư cổ tử cung có thể điều trị thành công nếu được phát hiện càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bệnh càng ở giai đoạn muộn thì tỉ lệ điều trị thành công càng thấp. Do đó, chị em phụ nữ nếu thấy dấu hiệu bất thường nghi ung thư cổ tử cung thì cần đi thăm khám sớm để nắm bắt cơ hội điều trị tốt nhất, không nên chủ quan để kéo dài.
Ngoài ra, chị em cũng nên lựa chọn địa điểm điều trị uy tín với đội ngũ y bác sĩ giỏi để được xây dựng phác đồ chuyên biệt, hiệu quả.
3. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể sống được trong bao lâu?
3.1 Sống được bao lâu phụ thuộc vào người bệnh
Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị ung thư cổ tử cung bao gồm:
– Trạng thái sức khỏe và tinh thần của người bệnh
– Mức độ phù hợp của phác đồ điều trị
– Sự hỗ trợ, phối hợp điều trị của người bệnh với đội ngũ y bác sĩ.
3.2 Đánh giá tiên lượng và thời gian của người bệnh ung thư cổ tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung không diễn ra đột ngột mà thường “ủ bệnh” âm thầm trong nhiều năm, thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc rất lớn vào thời gian phát hiện ra bệnh.
Ung thư cổ tử cung cũng sẽ dựa theo tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Những phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến nhất hiện nay bao gồm: hóa trị, xạ trị, thuốc, phẫu thuật cắt bỏ tử cung, liệu pháp miễn dịch…
Bệnh cũng có thể tái phát một vài năm sau điều trị với những tỉ lệ nhất định. Vị trí mà bệnh tái phát sẽ quyết định phương pháp điều trị thời điểm này.
Ở giai đoạn 4, việc điều trị ung thư chỉ còn mang tính chất duy trì và kéo dài sự sống, đồng thời giảm tối đa đau đớn và biến chứng đối với người bệnh.
Trên đây, chúng tôi đã giải đáp cho người bệnh những thắc mắc thường gặp về bệnh ung thư cổ tử cung. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, mỗi chị em phụ nữ nên có những kiến thức nhất định về bệnh lý này để phòng nguy cơ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo
và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.