Ung thư trực tràng là một trong số những bệnh lý ác tính có tỉ lệ mắc bệnh cao, nguy cơ tử vong lớn và ngày càng trẻ hóa theo thời gian. Ung thư trực tràng là một bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm, những nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, bạn hoàn toàn có thể khỏi bệnh và sống khỏe mạnh. Để trả lời cho câu hỏi ung thư trực tràng có chữa được không, bạn vui lòng tham khảo bài viết sau.
1. Bệnh ung thư trực tràng và những dấu hiệu điển hình
Các tế bào niêm mạc của trực tràng tăng sinh mất kiểm soát mà không theo quy luật vốn có thì sẽ tích tụ và hình thành nên khối u. Các khối u này phát triển âm thầm, không chỉ phát triển về kích thước mà còn di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể khi tiến triển đến những giai đoạn muộn.
Ung thư đại tràng nằm trong top 10 bệnh lý ung thư nguy hiểm và phổ biến hàng đầu và cũng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Căn bệnh này khi tiến triển đến giai đoạn muộn cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc điều trị. Những triệu chứng điển hình thường gặp của bệnh có thể kể đến như:
– Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược kéo dài, cân nặng giảm liên tục mà không rõ nguyên do
– Rối loạn tiêu hóa không rõ nguyên nhân liên tục
– Đi ngoài ra máu nhạt, phân có hình dạng đặc biệt(mỏng, dẹt, sẫm màu hoặc kèm theo dịch nhầy…)
– Chướng bụng, khó tiêu, đôi khi có thể cảm nhận được khối u
– Thói quen đi ngoài thay đổi, có thể đi quá nhiều trong một ngày hoặc nhiều ngày liền mới đi được.
Thói quen đại tiện có thể thay đổi nếu người bệnh mắc ung thư trực tràng
2. Nguyên nhân hình thành bệnh ung thư trực tràng
Ung thư trực tràng có thể hình thành do nhiều yếu tố và hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng bệnh nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh bao gồm:
– Trong gia đình, tiền sử có người thân mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng
– Người mắc một số bệnh lý tiêu hóa trong thời gian dài như: bệnh viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, Crohn…
– Người bệnh có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng
– Người bệnh có cân nặng quá lớn, thể trạng thừa cân
– Chế độ sinh hoạt không lành mạnh: ăn nhiều thịt lợn, bò, dê; ăn đồ ăn nhanh; ăn nhiều đồ ăn lên men, dùng chất kích thích…
– Một số thói quen độc hại: nhậu nhẹt, rượu bia, dùng chất kích thích…
– Tuổi tác càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh càng tăng, đa số là những đối tượng trên 50 tuổi, đặc biệt là ở nam giới trung niên.
Tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng càng tăng
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến điều trị bệnh ung thư trực tràng
3.1 Ung thư trực tràng có chữa khỏi được không? – Các phương pháp được chỉ định thường gặp
– Phương pháp phẫu thuật:
Phẫu thuật để loại bỏ khối u tại trực tràng và có thể đồng thời loại bỏ mô và hạch bạch huyết bị tế bào ung thư di căn.
Phương pháp này thường được áp dụng trong giai đoạn sớm của bệnh với hai loại chính là: mổ mở và mổ nội soi. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
– Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu là phương pháp áp dụng rộng rãi trong điều trị ung thư trực tràng bằng cách đưa hóa chất vào cơ thể để tiêu diệt ung thư thông qua uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.
Tùy theo tình trạng mà mỗi người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc khác nhau, mỗi liệu trình cũng sẽ được bác sĩ lên kế hoạch để đảm bảo hiệu quả cao và hạn chế triệu chứng hay biến chứng cho bệnh nhân.
– Xạ trị ung thư trực tràng:
Với những khối u, bên cạnh cắt bỏ bằng phẫu thuật hay hóa trị thì có thể phối hợp với xạ trị cùng năng lượng của tia X. Dưới tác động của tia phóng xạ, khối u sẽ được loại bỏ.
Phương pháp này có thể áp dụng trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u giúp dễ dàng phẫu thuật loại bỏ hơn hoặc sau phẫu thuật để triệt phá hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại.
Ngoài những phương pháp trên, ung thư trực tràng có thể được chỉ định một số phương pháp đặc biệt khác để hỗ trợ trong điều trị như: đốt khối u, dùng thuốc tiêu diệt khối u, áp lạnh khối u để phối hợp điều trị.
3.2 Ung thư trực tràng có chữa khỏi được không? – Những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống sinh hoạt
Đối với bệnh nhân ung thư trực tràng, người bệnh và người thân cần xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh và khoa học như:
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và đa dạng thực đơn cho người bệnh để kích thích vị giác.
– Bổ sung nhiều nước và rau củ quả, nước ép trái cây và ngũ cốc…
– Nên sử dụng những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, ít gia vị, ít chất béo và ưu tiên giữ nguyên vị nguyên bản của thực phẩm.
– Không nên chế biến quá cầu kì, ưu tiên hấp và luộc món ăn.
Người bệnh ung thư trực tràng nên ưu tiên ăn những món ăn ít chế biến cầu kì, ưu tiên món hấp luộc
3.3 Ung thư tại trực tràng có chữa được không? – Giải đáp
Vậy bệnh ung thư trực tràng có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không? Điều này có phụ thuộc rất lớn vào thời điểm và phương pháp bao gồm:
– Thời điểm phát hiện bệnh
– Thời điểm ung thư tiến triển và giai đoạn bệnh
– Phương pháp điều trị bệnh
– Phương pháp tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe
– Phương pháp xây dựng sức khỏe tinh thần.
Bên cạnh đó, căn bệnh này có điều trị khỏi hay không có phụ thuộc rất lớn vào phác đồ điều trị của bác sĩ do đó, để có được hiệu quả điều trị cao nhất thì người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ chuyên gia ung bướu giỏi, thiết bị và công nghệ hiện đại hỗ trợ điều trị và chế độ chính sách tốt giúp tối ưu chi phí. Trước khi thăm khám, người bệnh cũng nên có những chuẩn bị cần thiết để đảm bảo điều trị tốt nhất.
Do đó, bệnh nhân ung thư trực tràng không nên băn khoăn ung thư
trực tràng có chữa được không mà nên dành thời gian để chăm sóc bản thân, phối hợp với bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.