Một số thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể khiến nước tiểu đổi màu. Thế nhưng nếu thấy có máu trong nước tiểu thì bạn không nên chủ quan. Hiện tượng máu trong nước tiểu có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tại sao có máu trong nước tiểu?
Máu trong nước tiểu có thể từ thận, nơi tạo ra nước tiểu. Máu cũng có thể từ những cấu trúc khác của đường tiết niệu:
• Niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)
• Bàng quang (nơi nước tiểu được lưu giữ)
• Niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể
Máu trong nước tiểu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như viêm bàng quang, viêm thận, sỏi thận…
Máu trong nước tiểu có thể là do các nguyên nhân sau:
- Viêm bàng quang hoặc viêm thận
- Sỏi ở thận hoặc bàng quang
- Một số bệnh về thận, chẳng hạn như viêm bể thận
- Một số bệnh về tuyến tiền liệt như tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hay ung thư tuyến tiền liệt
- Các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh thận đa nang
- Ảnh hưởng của một số thuốc như aspirin, penicillin, heparin, cyclophosphamide, và -phenazopyridine
- Có khối u trong bàng quang, thận hay tuyến tiền liệt
- Do ăn các thực phẩm thuốc màu đỏ như nước
Các triệu chứng đi kèm hiện tượng máu trong nước tiểu
Nước tiểu bình thường có màu vàng rơm hoặc trong. Khi đi tiểu ra máu, người bệnh có thể thấy có tia máu đỏ tươi trong nước tiểu. Máu có thể bị hòa tan làm cho nước tiểu màu hồng, màu gỉ sắt hoặc nâu. Cũng có nhiều trường hợp máu trong nước tiểu khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường nên người bệnh cần phải làm xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
Ngoài máu trong nước tiểu, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác kèm theo như tiểu buốt, bí tiểu, đau…
Ngoài hiện tượng máu trong nước tiểu, tùy vào loại bệnh cụ thể mà người bệnh sẽ thấy xuất hiện kèm các triệu chứng khác như:
- Viêm bàng quang cấp tính: Ở người lớn, viêm bàng quang cấp tính thường gây rát hoặc đau khi đi tiểu. Trẻ sơ sinh bị viêm bàng quang cấp tính có nguy cơ bị sốt, cáu kỉnh và kém ăn. Trẻ lớn hơn có thể bị sốt, đau và rát khi đi tiểu, đau bụng dưới.
- Viêm bể thận: Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau ở vùng mạn sườn.
- Sỏi thận: Ngoài tiểu ra máu, người bệnh có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau vùng chậu dữ dội.
- Bệnh thận: Các triệu chứng kèm theo bao gồm mệt mỏi, tăng huyết áp, cơ thể sưng, bao gồm cả bọng quanh mắt.
Chẩn đoán tình trạng máu trong nước tiểu
Khi thấy xuất hiện tình trạng có máu trong nước tiểu hoặc các triệu chứng bất thường về sức khỏe, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.
- Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể bao gồm cả việc phân tích tế bào. Qua kính hiển vi, có thể tìm thấy những tế bào bất thường trong nước tiểu.
Người bệnh cần tới các bệnh viện để làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh
- Xét nghiệm máu
Ngoài xét nghiệm nước tiểu và máu, bạn cũng cần phải làm một số chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp CT: Máy chụp cắt lớp giúp xác định sỏi bàng quang hay sỏi thận, khối u, những bất thường khác của bàng quang, thận, niệu quản.
- Siêu âm thận: Dùng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh cấu trúc của thận.
- Chụp cản quang đường tiết niệu
- Soi bàng quang: Một ống nhỏ có gắn camera được đưa vào bàng quang thông qua niệu quảng. Mẫu mô (sinh thiết) được thu lại để kiểm tra sự hiện diện của những tế bào bất thường hay tế bào ung thư.
- Sinh thiết thận. Người ta lấy một mẫu mô nhỏ ở thận và quan sát dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu của bệnh thận.
Khi được chẩn đoán mắc bệnh đường tiết niệu, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp tùy vào loại bệnh và mức độ bệnh cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.