Độ tuổi sinh sản là một trong những giai đoạn mà người phụ nữ dễ gặp phải nhiều bệnh lý phụ khoa nhất. Trong đó, u nang buồng trứng được nhận định là bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng nhất đến chị em. Biết rõ về bệnh, đặc biệt là nguyên nhân u nang buồng trứng sẽ giúp phái đẹp chủ động phòng ngừa, bảo vệ bản thân tốt hơn.
1. Một số thông tin cần biết về u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một dạng u lành tính, có thể xảy ra ở mọi đối tượng phụ nữ, mọi độ tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản là đối tượng thường xuyên gặp phải bệnh lý này nhất. Bởi lẽ, thời điểm này, hoạt động của buồng trứng có nhiều thay đổi, dễ bị tác động, từ đó phát triển, tăng sinh các tế bào, thay đổi sự cân bằng hormone nội tiết, khiến u nang buồng trứng xuất hiện.
Hiện nay, u nang buồng trứng đang là bệnh lý chiếm khoảng 4% các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên đây cũng là bệnh lý không gây ra nhiều nguy hiểm đáng ngại cho chị em, trong trường hợp chúng ta có biện pháp khắc phục, cải thiện u hiệu quả.
U nang buồng trứng cũng được phân tách thành nhiều loại. Mỗi loại xuất phát từ một nguyên nhân khác nhau. Việc phân loại này cũng hỗ trợ rất tốt cho công tác chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ.
U nang buồng trứng là bệnh lý tại buồng trứng mà bất cứ phụ nữ nào trong độ tuổi sinh sản cũng có thể gặp phải
– U nang buồng trứng dạng cơ năng: U nang buồng trứng dạng cơ năng xuất phát từ những thay đổi về hoạt động sản xuất và cân bằng nội tiết tại buồng trứng. Một số loại u nang cơ năng thường gặp gồm: Nang hoàng thể, nang bọc noãn và nang hoàng tuyến. Những nang này hoàn toàn có thể phát triển bình thường, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như không có nguy cơ vỡ, hoại tử hay có nguy cơ phát triển thành ung thư.
– U nang buồng trứng dạng thực thể: Những u nang này thường xuất hiện do sự thay đổi hay những bệnh lý bất thường tại buồng trứng, gồm: Nang bì, nang nước, nang nhầy, nang lạc nội mạc. Những khối u này có diễn biến khó lường, dễ vỡ, hoại tử, thoái hóa, thậm chí có khả năng ung thư hóa.
2. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng mà chị em cần nắm rõ
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, u nang buồng trứng xuất phát từ các yếu tố liên quan tới hệ nội tiết. Bởi chính sự thay đổi nội tiết tố làm cho các tế bào tại buồng trứng tăng sinh, hình thành khối u.
2.1. U nang buồng trứng thường xuất phát từ những nguyên nhân nào?
Từ yếu tố đó, có thể rút ra một số nguyên nhân chính sau:
– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn nội tiết: Hormone rối loạn dễ gây ra tình trạng kinh nguyệt bất thường. Kinh nguyệt không đều khiến cho cơ thể suy nhược, hoạt động của buồng trứng càng không được ổn định, u nang càng phát triển hơn.
– Do bước vào giai đoạn thai kỳ: U nang buồng trứng có thể phát triển ở cả những đối tượng đang mang thai. Thực tế, ở giai đoạn này, nguy cơ u nang buồng trứng thường cao hơn bởi nội tiết tố có sự thay đổi bất thường, estrogen tăng cao.
– Do sự phát triển của các nang lạc nội mạc tử cung: Các nang lạc nội mạc tử cung phát triển tạo nên sự tăng sinh một số mô, khiến chúng bị dính vào buồng trứng. Từ đó, u nang buồng trứng cũng được hình thành.
Nguyên nhân u nang buồng trứng có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và cần được thăm khám để phát hiện sớm
– Do vùng chậu bị viêm nhiễm, nhiễm trùng: Vùng chậu bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới buồng trứng, làm cho hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng, dẫn đến u nang buồng trứng.
– Do chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng: Tuyến giáp thuộc hệ nội tiết. Vì vậy, khi chức năng của tuyến giáp bị ảnh hưởng, suy giảm, tuyến yên cũng sẽ không hoạt động ổn định, từ đó khiến cho hệ nội tiết bị rối loạn, gây ra nhiều vấn đề, trong đó có u nang buồng trứng.
– Thể vàng phát triển quá mức: Thể vàng thuộc buồng trứng. Việc thể vàng hoạt động quá nhiều gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, nội tiết, ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng. Thể vàng gây ra u nang, cũng là tác nhân dễ khiến các nang này bị vỡ và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
– Nang trứng bị vỡ mạch máu: Mạch máu vỡ, khiến các nang tại buồng trứng xuất huyết, dần dần tiến triển thành tình trạng u nang buồng trứng.
– Thừa HCG: Rối loạn HCG khiến cho u nang lutein dần hình thành và phát triển. U nang buồng trứng cũng hình thành và chỉ được cải thiện khi nồng độ HCG đã ổn định.
– Do sử dụng các loại thuốc làm thay đổi nồng độ hormone sai cách: Thuốc điều trị có chứa hormone nội tiết tổng hợp sẽ khiến cho các nang trứng phát triển, kích thích quá trình rụng trứng, làm thay đổi hoạt động của buồng trứng, khiến cho u nang buồng trứng xuất hiện.
– Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến cho hệ nội tiết của chị em bị rối loạn, ảnh hưởng. Không chỉ làm rối loạn kinh nguyệt, việc ăn uống không khoa học còn khiến cho hệ nội tiết hoạt động không ổn định, dẫn đến ảnh hưởng chức năng buồng trứng, gây u nang buồng trứng.
2.2. Làm thế nào để chẩn đoán các nguyên nhân u nang buồng trứng
Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây u nang buồng trứng khá đơn giản. Chỉ với một số phương pháp xét nghiệm, siêu âm, bác sĩ chuyên khoa có thể nhận định rõ vấn đề gây ra tình trạng u nang buồng trứng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
– Siêu âm: Việc siêu âm định kỳ, kiểm tra sức khỏe, chức năng buồng trứng thường xuyên là việc làm cần thiết để giúp chị em kịp thời nắm bắt được những vấn đề bất thường, có thể là nguyên nhân gây u nang buồng trứng. Đặc biệt, siêu âm có thể phát hiện cả tình trạng, mức độ ảnh hưởng, kích thước của các khối u nang buồng trứng, giúp người bệnh kiểm soát khối u tốt hơn.
Những khối u nang tại buồng trứng được kiểm soát và phát hiện nhờ phương pháp siêu âm là phổ biến
– Thực hiện các xét nghiệm cần thiết: Một số xét nghiệm cần thiết sẽ được thực hiện. Từ kết quả xét nghiệm máu có thể thấy rõ u nang buồng trứng người bệnh đang gặp phải là u lành hay u ác.
– Bên cạnh đó, người bệnh cũng được thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT cắt lớp để bác sĩ có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất, đặc biệt là với những trường hợp phức tạp.
3. Làm thế nào để không còn lo ngại về u nang buồng trứng?
Hầu hết các trường hợp u nang buồng trứng đều là u lành tính. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta có thể chủ quan với bệnh lý này. Thực tế, u nang buồng trứng vẫn có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như:
– Xoắn nang: Tình trạng xoắn nang có thể xảy ra ở những trường hợp khối u có cuống dài, kích thước nhỏ, không dính. Những nang này có thể khiến cho buồng trứng bị hoại tử hoặc dẫn đến tình trạng mất máu nhiều.
– Vỡ nang, u nang bị xuất huyết: Đây đều là những biến chứng gây nguy hại cho sự ổn định và chức năng của buồng trứng.
– Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Chức năng sinh sản của người người phụ nữ liên quan trực tiếp đến hoạt động của buồng trứng. Đặc biệt, u nang buồng trứng cũng có tác động tới việc đảm bảo khả năng mang thai tự nhiên, sinh đẻ của chị em.
Để cải thiện tình trạng u nang, đồng thời hạn chế, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra, chị em có thể được chỉ định, hướng dẫn những phương pháp điều trị sau:
– Điều trị nội khoa: Với những khối u không quá lớn, không gây ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của một số cơ quan khác, phương án điều trị phù hợp nhất là điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa sử dụng thuốc, nhờ tác động của thuốc để kiểm soát tốt nồng độ hormone trong cơ thể. Từ đó, kích thước của khối u được cải thiện, không còn phát triển, tăng sinh.
– Điều trị ngoại khoa: Với những khối u có kích thước lớn, u chèn ép, ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng, điều trị ngoại khoa, mổ, phẫu thuật là phương án phù hợp để cải thiện tình trạng u nang buồng trứng. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân u nang buồng trứng, các triệu chứng thường gặp, loại bỏ nguy cơ biến chứng và những ảnh hưởng của u đến sức khỏe.
Những khối u nang buồng trứng có thể được loại bỏ nhờ phương pháp phẫu thuật, bóc tách toàn bộ
Đối với bệnh nhân u nang buồng trứng, việc đảm bảo duy trì trạng thái ổn định, kích thước của khối u, không để khối u có cơ hội phát triển thêm là rất quan trọng. Đặc biệt, với những nguyên nhân u nang buồng trứng khác nhau, bệnh nhân cần được điều trị theo đúng phương pháp để có được hiệu quả tốt nhất. Trước và sau khi điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện tái khám thường xuyên để nhận được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.