Ung thư tuyến tiền liệt di căn là giai đoạn cuối của bệnh ung thư. Giai đoạn này rất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn như thế nào? Tỷ lệ sống ở giai đoạn này bao nhiêu… được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.
Ung thư tuyến tiền liệt là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này các tế bào ung thư đã phát triển ra ngoài tuyến tiền liệt và xâm lấn tới các bộ phận khác như gan, xương, phổi, hạch… gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
1. Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt di căn
Theo các chuyên gia y tế, bộ phận mà tế bào ung thư tuyến tiền liệt hay di căn tới là xương chủ yếu là xương cột sống. Tế bào ung thư chèn ép lên tủy sống, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu, đặc biệt khi vận động.
Bộ phận mà tế bào ung thư tuyến tiền liệt hay di căn tới là xương chủ yếu là xương cột sống
Ngoài ra tế bào ung thư còn di căn tới xương chậu, xương sườn, gây hiện tượng đau lưng, đau vùng chậu; tế bào ung thư di căn tới xương đùi khiến người bệnh khó đi lại…
Ở giai đoạn di căn, ngoài các triệu chứng ảnh hưởng tới xương khớp, người bệnh còn có thể thấy:
- Cơ thể suy kiệt
- Chán ăn, buồn nôn, sút cân nghiêm trọng
- Rò rì nước tiểu
- Đi tiểu có lẫn máu
- Đau vùng bụng, đại tiểu tiện không tự chủ, đại tiện phân lỏng hoặc ra máu
- Rối loạn chức năng cương dương
- Thiếu máu nghiêm trọng
- Tủy sống bị chèn ép
Các triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt di căn phát triển ngày một nặng dần lên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài triệu chứng tại vùng tuyến tiền liệt, vị trí mà tế bào ung thư di căn tới như xương, phổi, gan… cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.
2. Hỗ Trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn
Cũng theo các chuyên gia y tế, ở giai đoạn di căn, việc điều trị bệnh bệnh ung thư tuyến tiền liệt chỉ nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm triệu chứng, ngừa biến chứng chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, điều trị nội tiết.
Hóa trị là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn cuối
- Hóa trị: phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa chất, truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
- Xạ trị: sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Ở giai đoạn cuối, xạ trị chỉ nhằm mục đích giảm đau, đặc biệt trong giai đoạn di căn xương.
- Điều trị nội tiết: phương pháp này được sử dụng nhằm điều trị ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến tiền liệt, chống lại ảnh hưởng của hoc-môn testosterone và làm chậm sự phát triển của khối u.
Ở giai đoạn cuối, phương pháp phẫu thuật ít được sử dụng bởi tế bào ung thư đã xâm lấn ra ngoài tuyến tiền liệt và di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể.
3. Tỷ lệ sống ung thư tuyến tiền liệt di căn
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, khả năng đáp ứng với phương pháp điều trị, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, chế độ chăm sóc, tâm lý sau điều trị…
Tỷ lệ sống sau điều trị ở mỗi người bệnh ung thư tuyến tiền liệt khác nhau
Tùy thuộc vào từng thể trạng sức khỏe của mỗi người bệnh mà có tiên lượng sống khác nhau. Thông thường ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư đã di căn xa sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, tỷ lệ sống sau 5 năm còn khoảng 34%.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh có tiên lượng khá tốt, ở giai đoạn đầu tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%. Vì thế, ngay từ khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, kết hợp với duy trì tâm lý thoải mái, hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều… Việc ổn định tâm lý và kiên trì điều trị sẽ giúp cải thiện sớm bệnh, ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến tiền liệt di căn.
Để tăng cơ hội điều trị khỏi ung thư tuyến tiền liệt nói riêng và ung thư nói chung. Mọi người nên chủ động khám tầm soát ung thư tổng quát
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.