Bệnh viêm tụy cấp có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người mắc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin về căn bệnh này cũng như cách chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp ra sao cho hiệu quả.
1. Tìm hiểu về bệnh viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính xảy ra ở tuyến tụy, với các biến chứng tại chỗ và toàn thân. Những biểu hiện của bệnh thường bao gồm: sốt, buồn nôn, đau bụng… Căn bệnh này có thể được chẩn đoán xác định bằng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm men tụy, siêu âm ổ bụng, X-quang bụng, chụp CT.
Siêu âm có thể đánh giá được tình trạng viêm tụy cấp
Nguyên nhân gây viêm tụy cấp khá đa dạng, bao gồm những yếu tố sau:
– Viêm tụy cấp là hệ quả của bệnh đường mật do sỏi hoặc giun: Nguyên nhân này được thống kê chiếm tới 40-50%.
– Do rượu gây ra, chiếm 20 – 30%.
– Bên cạnh 2 nguyên nhân phổ biến nhất nói trên, còn có một số nguyên nhân ít gặp hơn như: Người bệnh bị chấn thương vùng bụng, do ảnh hưởng của phẫu thuật dạ dày tá tràng hay việc chụp mật tuỵ ngược dòng qua nội soi (ERCP), do một số bệnh lý như đái tháo đường, luput ban đỏ, hội chứng thận hư, các bệnh rối loạn chuyển hoá lipid máu, do nhiễm virus quai bị, CMV, EBV. Bệnh cũng có thể do dị ứng hoặc tác động của các loại thuốc như Azathioprin, 6-MP, Cimetidine, Estrogenes, Furosemide, Methyl-dopa, Tetracycline …
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
2.1 Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp thông qua chế độ ăn uống
Những thực phẩm bệnh nhân viêm tụy cấp nên sử dụng
Trong chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm tụy cấp cần đảm bảo yếu tố khoa học và hợp lý trong thực đơn mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi thực phẩm sẽ có những lợi ích và mức độ phù hợp cho từng loại bệnh khác nhau.
Chuyên gia khuyên bệnh nhân viêm tụy cấp về chế độ dinh dưỡng nên thực hiện như sau:
– Nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein như đậu, thịt trắng, đậu, trứng…
– Nên ăn nhiều rau và quả tươi như: cải bó xôi, anh đào, việt quất, cải kale… với nhiều chất xơ để hoạt động tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng bảo vệ hệ tiêu hóa
– Nên ăn những loại tinh bột dễ để tiêu hóa bao gồm: bánh mì mềm, khoai tây, gạo trắng…
Bệnh nhân viêm tụy cấp nên sử dụng nhiều tinh bột dễ tiêu hóa
Những thực phẩm bệnh nhân viêm tụy cấp không nên ăn
Bệnh viêm tụy cấp xảy ra khi có tình trạng viêm tuyến tụy bởi tắc nghẽn đường mật nên ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể có những triệu chứng như:
– Đau vùng thượng vị, đau quặn hoặc âm ỉ
– Nôn hoặc buồn nôn
– Sốt mà không nắm được nguyên nhân bệnh.
Để giảm những triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp, mỗi bệnh nhân nên tuân thủ theo chế độ ăn uống lành mạnh và hạn chế những loại thực phẩm kích thích tuyến tụy gây tắc nghẽn đường mật bao gồm:
– Những thực phẩm chứa nhiều chất béo có hại như: đồ chiên, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… và các loại đồ uống có gas
– Những loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo, trà sữa, socola…
– Những loại thực phẩm có hương liệu nhân tạo và chất bảo quản
– Thịt đỏ và các loại nội tạng của động vật.
2.2 Chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp thông qua rèn luyện với chế độ sinh hoạt
Bệnh nhân viêm tụy cấp cần xây dựng lối sống lành mạnh để bệnh nhanh hồi phục và giảm những biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là những lời khuyên dành cho bệnh viêm tụy cấp:
– Ăn đồ ăn dễ tiêu hóa: đường ruột thường nhạy cảm và khó tiêu khi bị viêm tụy cấp nên người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa
– Hạn chế các loại đồ ăn khó tiêu hóa và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt là đồ chiên và đồ mỡ
– Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm trong cơ thể và tăng cường khả năng tiêu hóa
Uống nhiều nước ấm rất có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân viêm tụy cấp
– Ăn ít và chia nhiều bữa nhỏ: nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ kết hơp bữa phụ để việc tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn
– Tăng hàm lượng protein để tái tạo tế bào và nâng cao sức khỏe, hạn chế ăn thịt đỏ mà nên chọn những nguồn protein từ: thịt gà, trứng, sữa, cá, đậu…
– Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng canxi và vitamin D để xây dựng xương và hạn chế nguy cơ loãng xương thông qua sữa và những thực phẩm từ sữa không béo, trứng và cá…
– Hạn chế tối đa những thói quen có hại như: uống rượu, ăn nhiều đồ ăn nhanh, hút thuốc, thức khuya, căng thẳng…
– Ở những giai đoạn đầu, bệnh nhân viêm tụy cấp thường đau và khó chịu nên cần được nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức và thức khuya hay stress kéo dài.
2.3 Kết luận chung
Chế độ ăn uống và sinh hoạt được xem là rất quan trọng đối với mỗi bệnh nhân viêm tụy cấp. Bệnh nhân và người nhà nên điều chỉnh hợp lý để giảm tình trạng viêm và hỗ trợ bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.
Đồng thời, mỗi bệnh nhân có tình trạng viêm tụy và sức khỏe tổng thể khác nhau. Do đó, người nhà cần có những chế độ chăm sóc phù hợp với thể trạng, từ đó hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân tiến triển tích cực hơn.
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể mà chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm tụy cấp khác nhau nên cần tham khảo bác sĩ để lựa chọn được chế độ phù hợp.
Đồng thời, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường về tiêu hóa nghi ngờ bệnh viêm tụy cấp thì cần đi khám ngay để được điều trị sớm để tránh nguy cơ. Điều trị sớm và tích cực kết hợp với chế độ sống khoa học sẽ giúp bệnh nhân điều trị bệnh hiệu quả và nhanh khỏi hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.