Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng, ảnh hưởng tới sức khỏe. Mời độc giả đón đọc bài viết dưới đây để biết cách khắc phục những biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật ung thư dạ dày.
Trước khi có cách xử trí biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày chúng ta cần nắm được các biến chứng cụ thể mà người bệnh có thể gặp phải.
1. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp mổ cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh. Các phần còn lại của dạ dày, thực quản và ruột sẽ được nối lại với nhau nhằm duy trì chức năng tiêu hóa.
Tùy vào giai đoạn bệnh cụ thể, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho người bệnh ung thư dạ dày
- Với phương pháp mổ mở, bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch dài trên bụng và thực hiện cắt 1 phần hoặc toàn bộ dạ dày. Phương pháp phẫu thuật này thường được áp dụng cho ung thư dạ dày ở giai đoạn tiến triển.
- Với phương pháp mổ nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều vết cắt nhỏ, sau đó đưa dụng cụ nội soi đặc biệt qua các lỗ nhỏ vào ổ bụng nhằm tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị bệnh. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm: vết mổ nhỏ, ít đau, ít biến chứng, khả năng hồi phục nhanh…
Cũng giống như các phương pháp điều trị ngoại khoa khác, sau mổ cắt ung thư dạ dày người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Chảy máu sau mổ
- Tắc miệng nối
- Xì rò miệng nối
- Viêm tụy cấp
- Thiếu máu
- Mắc các bệnh mạn tính như lao, phổi, rối loạn tâm thần
2. Cách khắc phục biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày
Các biến chứng sau mổ cắt ung thư dạ dày có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào cơ địa từng người, phương pháp mổ, tay nghề của bác sĩ và chế độ chăm sóc sau mổ… Để khắc phục biến chứng, người bệnh cần:
-
Với biến chứng chảy máu sau mổ
Biến chứng này thường gặp sau 24h đầu sau mổ. Chảy máu vết mổ có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như chảy máu vết mổ, chảy máu ở trong ổ bụng hoặc chảy máu miệng nối…
Sau phẫu thuật ung thư dạ dày người bệnh có thể gặp một vài biến chứng nên cần phải được theo dõi chặt chẽ
Cách xử trí tình trạng bệnh phụ thuộc vào từng vị trí chảy máu. Nếu chảy máu vết mổ có thể băng ép và khâu tăng cường; Chảy máu miệng mối có thể dùng thuốc cầm máu, rửa dạ dày với nước đá đang tan. Trường hợp chảy máu trong ổ bụng cần phải truyền máu và mổ lại để cầm máu.
- Tắc miệng nối
Biến chứng này có thể xuất hiện vài ngày sau khi mổ, người bệnh lúc này không nôn, không lưu thông được, suy kiệt sức khỏe.
Biện pháp xử trí chủ yếu là truyền dịch và sử dụng kháng sinh, hút dịch dạ dày.
- Xì rò miệng nối
Biến chứng này gây ra những cơn đau bụng, co cứng thành bụng, môi, lưỡi khôi, người phờ phạc, mạch nhanh.
Cách xử trí: Tùy từng mức độ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Trường hợp nặng cần phải mổ lại để khắc phục tình trạng xì rò miệng nối.
- Viêm tụy cấp
Biến chứng sau mổ ung thư dạ dày này thường xảy ra trong 24-48h sau mổ. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng, sốt, mạch nhanh, buồn nôn hoặc nôn.
Cách xử trí: Người bệnh cần dùng thuốc chữa viêm và cải thiện triệu chứng của viêm tụy cấp.
- Thiếu máu
Đây cũng là biến chứng thường gặp do người bệnh mất máu nhiều trong quá trình phẫu thuật hoặc do chảy máu miệng nối, xuất huyết dạ dày gây mất máu.
Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện sức khỏe
Cách xử trí: Bổ sung các thực phẩm bổ máu hoặc uống thuốc hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Mắc các bệnh mạn tính như lao, phổi
Biến chứng này ít gặp hơn nhưng không phải không có. Cách xử trí: Người bệnh cần điều trị ổn định sức khỏe sau cắt ung thư dạ dày sau đó mới sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính.
Tùy vào từng biến chứng cụ thể sau cắt ung thư dạ dày sẽ có phương pháp xử trí phù hợp. Người nhà cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa người bệnh tới bệnh viện để xử trí sớm biến chứng, tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ cắt ung thư dạ dày, người bệnh và người nhà cũng cần chú ý:
- Ăn uống đúng cách sau mổ: Người bệnh nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; hạn chế thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn..; tránh những loại đồ uống có ga, có cồn, thay vào đó là nước lọc hoặc sinh tố củ quả
- Chú ý vận động: Tránh hoạt động mạnh vì có thể gây rách vết mổ. Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng bằng những môn thể thao phù hợp như yoga, dưỡng sinh, đi bộ…
- Chú ý sinh hoạt: Người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái, tránh căng thẳng, stress lo lắng nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe và sự hồi phục bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.