Ung thư thực quản di căn là giai đoạn cuối của ung thư. Ở giai đoạn này, khối u đã lan rộng đến lớp sâu nhất thành thực quản đến các mô lân cận, hạch bạch huyết và nhiều cơ quan ở xa như phổi, xương, thận, tuyến thượng thận…
1. Những biểu hiện ung thư thực quản khi di căn
1.1 Khái niệm về bệnh ung thư thực quản bị di căn
Ung thư thực quản bắt đầu từ sự biến đổi bất thường của bất kì tế bào nào tại thực quản, bao gồm các đoạn thực quản trên, thực quản giữa và thực quản dưới, xảy ra đầu tiên ở các lớp trên tế bào niêm mạc thực quản.
Ung thư thực quản có 4 giai đoạn phát triển. Phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội điều trị thành công càng cao. Không giống ở giai đoạn sớm, khi ung thư vẫn giới hạn ở trong thực quản, ung thư thực quản giai đoạn cuối đã di căn đến nhiều bộ phận ở xa.
Biểu hiện ung thư thực quản di căn rất phức tạp, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn đến cũng như các phương pháp điều trị bệnh.
Tình trạng ung thư thực quản hình thành khi có tế bào tăng sinh bất thường tại thực quản mà cơ thể không kiểm soát được
1.2 Biểu hiện bệnh ung thư thực quản khi di căn
Bệnh ung thư thực quản thường không có dấu hiệu rõ ràng trong giai đoạn đầu và ở giai đoạn cuối sẽ có những triệu chứng cụ thể hơn như:
– Cảm giác đau khi nuốt, khó nuốt thậm chí không có khả năng nuốt khối u làm tắc nghẽn thực quản
– Đau tức vùng ngực
– Tiết nước bọt nhiều
– Khó thở, ho kéo dài, có thể ho ra máu… có thể gặp khi ung thư di căn phổi
– Đau xương, tập chung chủ yếu ở các khớp, chi, cột sống, xương yếu, giòn, dễ gãy… là những triệu chứng ung thư thực quản di căn xương dễ gặp
– Khi ung thư di căn thận, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như tiểu ra máu, đau dữ dội vùng bụng
– Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân, da xanh xao, tâm lý thay đổi… là những triệu chứng toàn thân phổ biến ở giai đoạn này.
Sút cân liên tục và mệt mỏi là biểu hiện của ung thư thực quản bị di căn
1.3 Ung thư thực quản khi xâm lấn sống được bao lâu?
Ung thư thực quản khi di căn thường có tiên lượng xấu bởi thời gian sống của bệnh phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố ngoại quan như: tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, sức đề kháng, đáp ứng điều trị, chăm sóc cơ thể…
Ung thư thực quản khi ở giai đoạn muộn thì thường người bệnh sống được 4-6 tháng; tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hiệu quả điều trị thường cao hơn. Nhiều bệnh nhân có thể sống nhiều năm sau khi phát hiện bệnh.
Trước đây tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản là khoảng 15-20%. Tuy nhiên với những bước tiến vượt trội của y học mà hiện nay, tỷ lệ này tăng lên 50% với những giai đoạn bệnh cụ thể như sau:
– Giai đoạn 1: 72%
– Giai đoạn 2: 64%
– Giai đoạn 3: 50%
– Giai đoạn 4: 38%.
1.4 Điều trị tình trạng ung thư thực quản khi xâm lấn
Khi ung thư thực quản đã di căn thì bệnh thường đã tiến triển nặng và cần kết hợp phác đồ đa mô thức trong điều trị. Trong giai đoạn này, việc điều trị đa số giúp giảm triệu chứng và kéo dài sự sống, cụ thể:
– Xạ trị: Đây là phương pháp phổ biến, sử dụng lượng xạ trị phù hợp để tiêu diệt ung thư, có thể kết hợp với hóa trị, phẫu thuật.
– Phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ khối u ở thực quản nhưng phương pháp này có thể mang lại rủi ro và có một số tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh tuy nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn khối u ung thư.
– Hóa trị: Dùng hóa chất để tiêu diệt ung thư, tuy nhiên có một số tác dụng phụ nên không phải ai cũng có thể dùng được, cần có thể lực và tinh thần tốt và thường được kết hợp với xạ trị.
– Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp điều trị ung thư thực quản mới, tận dụng hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể con người, thúc đẩy chúng mạnh mẽ và tiêu diệt tế bào ung thư.
Bệnh nhân thăm khám với chuyên gia ung bướu tại Thu Cúc TCI
2. Bệnh nhân ung thư thực quản xâm lấn nên làm gì?
Với sự tiến bộ của y tế trong điều trị ung thư, bệnh nhân ung thư thực quản khi bị di căn vẫn có cơ hội kéo dài sự sống, kiểm soát bệnh nếu được điều trị tích cực.
Rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chết vì suy kiệt và đau đớn do không thể ăn uống khi thực quản bị tắc nghẽn do khối u chèn ép khiến thức ăn không thể chuyển xuống dạ dày. Vì vậy, việc duy trì dinh dưỡng và kết hợp với các phương pháp bổ trợ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là rất cần thiết.
Kỹ thuật đặt ống stent kim loại ở thực quản có thể giúp bệnh nhân ăn uống qua đường miệng, duy trì dinh dưỡng, nâng cao chất lượng sống những ngày cuối đời cho người bệnh. Sau khi đặt ống stent, các phương pháp hỗ trợ điều trị như xạ trị liệu, hóa trị cũng có thể được chỉ định với mục đích kiểm soát các triệu chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.