Bệnh tim mạch là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay với tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Khám tim mạch định kỳ là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội qua bài viết sau đây.
1. Quy trình khám tim mạch tại bệnh viện
Quá trình thăm khám tim mạch tại các bệnh viện thường bao gồm các bước như sau:
1.1. Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch
Sau khi làm thủ tục đăng ký khám, người bệnh sẽ được hướng dẫn gặp bác sĩ chuyên khoa Tim mạch tại phòng khám ban đầu. Tại đây, bác sĩ sẽ khai thác thông tin bệnh lý và kiểm tra lâm sàng để bước đầu định hướng bệnh.
Cụ thể, các bước khám lâm sàng tim mạch diễn ra như sau:
– Người bệnh cung cấp cho bác sĩ thông tin về tình trạng sức khỏe của bản thân, bao gồm: Các triệu chứng bất thường về tim mạch bắt đầu từ khi nào? Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng ra sao? Chẩn đoán của bác sĩ và cách điều trị trước đó (nếu có)?
– Người bệnh thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, các bệnh lý đang mắc phải, yếu tố nguy cơ (thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá…), các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
– Bác sĩ quan sát màu sắc da và niêm mạc, hình dạng lồng ngực; sờ tim, nghe tim; kiểm tra huyết áp, nhịp tim, tĩnh mạch cổ;…
– Bác sĩ chuyên khoa đưa ra những chẩn đoán ban đầu về tình trạng tim mạch của người bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có kết luận chính xác.
Kiểm tra lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa là bước đầu tiên trong khám tim mạch
2.2. Thăm khám cận lâm sàng
Người bệnh sẽ tiến hành làm các xét nghiệm, chụp chiếu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. Mỗi người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra tim mạch riêng tùy thuộc vào tình trạng thực tế.
Các phương pháp thăm khám cận lâm sàng được ứng dụng phổ biến hàng đầu gồm:
– Các xét nghiệm máu: xét nghiệm đông máu, định lượng LDL-C, định lượng Cholesterol, xét nghiệm homocysteine,…
– Chụp X-quang tim phổi.
– Siêu âm tim.
– Đo điện tâm đồ.
– Chụp cắt lớp vi tính CT tim mạch.
– Chụp cộng hưởng từ tim mạch.
3.3. Người bệnh nhận kết quả kiểm tra cận lâm sàng
Kết quả xét nghiệm, chụp chiếu sẽ được trả cho người bệnh sau một thời gian chờ nhất định. Người bệnh sẽ mang kết quả này quay về phòng khám ban đầu để được bác sĩ Tim mạch tư vấn.
Hiện nay có một số bệnh viện, phòng khám sẽ gửi kết quả về phòng khám ban đầu qua hệ thống hoặc qua nhân viên y tế. Người bệnh sau khi làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh có thể đến thẳng phòng khám và chờ bác sĩ chuyên khoa đọc kết quả. Như vậy, người bệnh sẽ không cần tập trung chờ nhận kết quả thăm khám cận lâm sàng.
Siêu âm tim là chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến trong thăm khám tim mạch
3.4. Bác sĩ chẩn đoán bệnh
Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ giải thích tình trạng sức khỏe tim mạch của người bệnh và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ hiệu quả cho việc chẩn đoán và điều trị.
3.5. Bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho từng người bệnh. Các phương pháp chính trong điều trị bệnh lý về tim mạch gồm:
– Điều trị nội khoa: Người bệnh điều trị bằng thuốc (có thể điều trị nội trú hoặc ngoại trú).
– Điều trị ngoại khoa: Thực hiện phẫu thuật tim mạch bẩm sinh, phẫu thuật điều trị các bệnh lý tim mắc phải. Có thể kể đến các phẫu thuật phổ biến như: bắc cầu động mạch vành, sửa chữa hoặc thay thế van tim, cấy ghép máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim, ghép tim,…
– Kỹ thuật can thiệp tim mạch: Đặt stent mạch vành, đặt máy trợ tim,…
Bên cạnh đó, bác sĩ Tim mạch cũng sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện để hỗ trợ hiệu quả điều trị.
2. Bệnh viện khám tim mạch tốt tại Hà Nội
2.1. Tiêu chí xác định khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất
Bệnh viện khám tim mạch tốt cần đáp ứng được các tiêu chí dưới đây:
– Có chuyên khoa Tim mạch quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm, trực tiếp khám, chẩn đoán và điều trị.
– Trang bị đầy đủ các thiết bị, máy móc hỗ trợ thăm khám sức khỏe tim mạch.
– Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ và chăm sóc người bệnh người bệnh tận tình, chu đáo, nhanh chóng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám tim mạch uy tín tại Hà Nội
2.2. Khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất tại Hà Nội?
Là một trong các cơ sở y tế khám tim mạch uy tín tại Hà Nội, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng làm nên chất lượng khám và điều trị nhóm bệnh lý tim mạch:
– Hội tụ các chuyên gia Tim mạch hàng đầu cùng nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm. Trong đó có Đại tá, PGS.TS, Bác sĩ CKII, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – một trong những chuyên gia Tim mạch hàng đầu tại Việt Nam. PGS.TS, Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Quýnh có hơn 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội. Bác sĩ Nguyễn Văn Quýnh nguyên là Chủ nhiệm khoa Nội cán bộ A1 tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.
– Trang bị những thiết bị y tế hiện đại giúp tầm soát sớm bệnh tim mạch ngay từ giai đoạn đầu. Trong đó, hệ thống chụp cắt lớp CT 128 dãy cho phép chụp hình động mạch vành không cần đến thủ thuật can thiệp. Chụp cộng hưởng từ MRI nguyên lý H2 phát hiện sớm các bệnh lý tim bẩm sinh, viêm cơ tim, bệnh lý van tim, u tim,… Điện tim (điện tâm đồ ECG) an toàn, không xâm lấn, giúp phát hiện nhiều bệnh lý, rối loạn về tim mạch.
– Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, chất lượng: Người bệnh đặt lịch dễ dàng qua tổng đài, không cần chờ lâu. Hệ thống y tế Thu Cúc thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh đúng quy định giúp người bệnh tiết kiệm chi phí. Các cơ sở thuộc Hệ thống làm việc tất cả các ngày trong tuần, rất thuận tiện cho người bệnh.
3. Lưu ý khi đi khám tim mạch
– Người bệnh nên mang theo kết quả thăm khám, hình ảnh chụp chiếu trong các lần khám tim mạch trước. Đồng thời thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc tim mạch đang sử dụng.
– Nên nhịn ăn tối thiểu 4 tiếng trước khi đến khám để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu chính xác (nếu được chỉ định thực hiện).
– Người bệnh đang điều trị tiểu đường không nên uống hoặc tiêm insulin vào ngày thăm khám.
– Trước khi đến khám, người bệnh không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
– Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ Tim mạch.
Bài viết trên đã giải đáp câu hỏi “khám tim mạch ở bệnh viện nào tốt nhất Hà Nội” của bạn đọc. Hãy cân nhắc lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị các bệnh lý tim mạch hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.