Ung thư hậu môn là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ sự phát triển bất thường, không thể kiểm soát của các tế bào ở hậu môn. Tại Khoa Ung bướu – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, với phác đồ điều trị chuẩn từ đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore, nhiều bệnh nhân điều trị ung thư hậu môn đã có kết quả rất tốt.
1. Nguyên nhân ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn là ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát sinh gần đường giao nhau. Các loại ung thư hậu môn là ung thu biểu mô tế bào vảy, ung thư tuyến, ung thư hạch, khối u ác tính hoặc ung thư biểu mô basloid.
Mặc dù cho đến nay, nguyên nhân gây nên ung thư hậu môn vẫn chưa được xác định chính xác nhưng theo các chuyên gia, những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
– Uống rượu, hút thuốc
– Bệnh trĩ lâu không điều trị
– Sa trực tràng,u nhú đầu hậu môn, viêm hậu môn,…
– Nhiễm HPV
– Người 50 tuổi trở lên
– Quan hệ tình dục với nhiều người
– Dùng thuốc hay bị bệnh ức chế hệ thống miễn dịch
Ung thư hậu môn bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào ở hậu môn
2. Triệu chứng ung thư hậu môn
Ở giai đoạn đầu, ung thư hậu môn thường không có triệu chứng rõ ràng. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:
– Hiện diện một khối u hoặc cục cứng ở khu vực gần bên ngoài hậu môn
– Nhạy cảm, đau nhức ở hậu môn
– Ngứa ở hậu môn
– Chảy máu hậu môn
– Đi tiêu bất thường
Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào gây khó chịu, đặc biệt nếu bạn có những triệu chứng nguy cơ thì cần đi khám sớm và trao đổi với bác sĩ.
-
Ngứa và chảy máu hậu môn cảnh báo ung thư hậu môn
Biến chứng ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn ít khi di căn xa, chỉ có một tỷ lệ nhỏ các khối u được tìm thấy có sự di căn nhưng ở những người mà đặc biệt khó điều trị. Ung thư hậu môn nếu di căn thường đến gan và phổi.
3. Chẩn đoán và điều trị ung thư hậu môn
3.1. Chẩn đoán ung thư hậu môn
Kiểm tra hậu môn bằng tay: Bác sĩ sẽ kiểm tra khoang hậu môn bằng tay để tìm xem có những bất thường hoặc cục u trong hậu môn không.Sử dụng dụng cụ soi hậu môn: Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ chèn vào hậu môn để tiến hành nội soi.Sinh thiết, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, MRI và PET: Đây là những phương pháp để phát hiện ung thư hậu môn. Tuy nhiên những xét nghiệm này gây tranh cãi vì có thể khiến ung thư hậu môn lây lan nhanh hơn.
3.2. Điều trị ung thư hậu môn
– Phẫu thuật: đây là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư hậu môn giai đoạn đầu (tức là ung thư đặc trưng của vùng hậu môn và không có di căn đến các hạch bạch huyết bẹn). Một số khó khăn khi điều trị bằng phẫu thuật là cần thiết phải loại bỏ cơ vòng hậu môn, và khó kiểm soát phân. Do đó, nhiều bệnh nhân bị ung thư hậu môn đã phải sử dụng hậu môn giả vĩnh viễn.
– Hóa trị và xạ trị: được sử dụng bổ trợ phẫu thuật. Phương pháp này giúp cho cơ vòng hậu môn còn nguyên vẹn, và do đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau khi điều trị triệt để.
Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị ung thư hậu môn giai đoạn đầu
4. Khám và điều trị ung thư hậu môn tại Bệnh viện Thu Cúc
– Người bệnh ung thư được tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore như TS.BS Lim Hong Liang, TS.BS Zee Ying Kiat, vv…
– Phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore trong khi chi phí thấp hơn so với sang Singapore điều trị.
– Được thanh toán BHYT theo quy định của nhà nước.
– Sử dụng các loại thuốc tốt nhất, được nhập khẩu chính hãng, giúp tăng kết quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
– Môi trường điều trị, cơ sở vật chất bệnh viện khang trang, sạch đẹp, tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh.
5. Phòng bệnh ung thư hậu môn
Hiện nay, chưa có phương pháp phòng ngừa ung thư hậu môn tuyệt đối. Tuy nhiên, các biện pháp dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
– Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa lây nhiễm HPV: Hầu hết ung thư hậu môn có nguồn gốc từ nhiễm HPV. Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HPV tốt nhất là chủng ngừa HPV trước khi tiếp xúc. Ngăn chặn lây nhiễm một số chủng HPV có nguy cơ cao là có khả năng giảm tỷ lệ mắc tổn thương các tiền ung thư.
– Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.
– Sử dụng kỹ thuật Pap smear hậu môn (với nữ giới) được sử dụng tương tự như trong tầm soát ung thư cổ tử cung đã được nghiên cứu để phát hiện sớm bệnh ung thư hậu môn trong những đối tượng có nguy cơ cao.
Ý kiến người bệnh
Bác Nguyễn Văn H – 53 tuổi, Hưng Yên cho biết: “Tôi bị ung thư hậu môn, giai đoạn 2B. Tôi rất lo lắng mỗi đợt truyền hóa chất, nhưng rất may là chỉ hơi mệt, sức khỏe vẫn ổn định, không nôn, không rụng tóc. Khối u gần như không còn đau nhức. Tôi rất cám ơn các bác sĩ, y tá đã điều trị và chăm sóc cho tôi trong suốt thời gian điều trị tại đây.”
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.