Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng giúp điều hòa hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Tuy nhiên tuyến giáp cũng có thể mắc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là ung thư. Vậy khi nào nên khám tuyến giáp?
Bạn cần đi khám tuyến giáp ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường như:
Thay đổi thói quen ăn uống
Nếu bạn cảm thấy đói tại mọi thời điểm trong ngày hoặc đói ngay cả khi vừa mới ăn xong nhưng khẩu vị thay đổi thất thường, khả năng nhận biết mùi thức ăn kém… thì có thể bạn đang gặp phải vấn đề ở tuyến giáp. Có thể bạn đang mắc bệnh cường giáp (các hormone tuyến giáp tăng).
Da khô, dễ bong tróc vảy
Da khô và dễ bong vảy có thể gặp phải ở những người mắc bệnh ở da như viêm da cơ địa hoặc khô da vào mùa đông. Thế nhưng hiện tượng này xuất hiện ở mọi thời điểm, ngay cả khi không phải mùa đông thì bạn cần hết sức lưu ý. Bệnh suy giáp có thể gây ra tình trạng này.
Tóc dễ gãy, rụng
Tóc thường xuyên gãy rụng có thể xuất hiện trong thời gian sinh nở. Nhưng chị em không nên vì thế mà chủ quan với hiện tượng này. Khi bị suy giáp sẽ khiến tóc giòn, xơ và dễ gãy rụng.
Cần cảnh giác với tình trạng tóc xơ, dễ gãy rụng
Giảm ham muốn
Các bệnh về giáp đều liên quan trực tiếp đến các hormon, vì thế nếu mắc bệnh ở tuyến giáp mà không điều trị triệt để về lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh hết ham muốn và vô sinh.
Kinh nguyệt không đều
Các bệnh về tuyến giáp như suy giáp hoặc cường giáp đều gây ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kì kinh đến sớm với tần xuất cao bạn có thể đã bị suy giáp. Nếu kì kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp.
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây kích thích đến kinh nguyệt, làm thay đổi cơ chế kinh, từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con khó khăn.
Tăng huyết áp
Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn cả đến vấn đề tim mạch, hormone thường kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp.
Tăng huyết áp là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh ở tuyến giáp
Sờ thấy khối u ở cổ
Các bệnh ở tuyến giáp đều có thể gây ra tình trạng xuất hiện khối u ở cổ. Tuy nhiên nếu khối u cố định một chỗ, không di chuyển và gây đau, khó khăn khi nuốt thì bạn cần hết sức coi thường vì đó có thể là dấu hiệu ung thư tuyến giáp
Đau mỏi xương khớp thường xuyên
Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Tuy nhiên tùy vào bệnh ở tuyến giáp cụ thể mà bạn sẽ thấy đau nhức với mức độ khác nhau.
Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi. Đối với ung thư tuyến giáp, bạn có thể thường xuyên đau nhức xương khớp, xương dễ nứt, gãy do tế bào ung thư đã di căn vào xương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và khả năng vận động.
Khám tuyến giáp định kỳ hoặc tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ giúp phát hiện sớm bất thường
Khi thấy những dấu hiệu bất thường nêu trên, bạn không nên chủ quan, cần đi khám tuyến giáp ngay. Qua thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm chức năng tuyến giáp, siêu âm tuyến giáp, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Tùy vào bệnh lý ở tuyến giáp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong tất cả các bệnh ở tuyến giáp, ung thư tuyến giáp là bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện sớm. Ngược lại nếu được phát hiện và điều trị sớm, ngay từ giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi cao, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 100%.
Chính vì thế, cả nam và nữ từ 20 tuổi trở lên hoặc có các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như có chế độ ăn thiếu i-ốt, mắc các bệnh ở tuyến giáp, từng điều trị xạ trị vùng cổ… cần tầm soát ung thư tuyến giáp định kỳ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.