Vắc xin viêm gan B được bào chế và sử dụng phổ biến trên toàn cầu được xem như giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn loại virus nguy hiểm có thể tấn công con người và là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan. Hãy cùng tìm hiểu lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn để tự bạn nắm rõ phác đồ tiêm chủng, chủ động đi tiêm đúng, đủ liều.
1. Phân loại bệnh viêm gan B
1.1. Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là một trạng thái nhiễm trùng ngắn hạn, kéo dài trong khoảng 6 tháng kể từ khi người bệnh tiếp xúc với virus viêm gan B (HBV). Thông thường, đa số người bị viêm gan B cấp tính không có triệu chứng hoặc chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ nên có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên cũng có những trường hợp nghiêm trọng đến mức cần nhập viện để điều trị.
Nhiều người mắc viêm gan B cấp, đặc biệt là người trưởng thành, có khả năng tự loại bỏ virus khỏi cơ thể thông qua hoạt động miễn dịch và hồi phục hoàn toàn sau vài tháng mà không để lại hậu quả. Thực tế cho thấy, khoảng 90% người trưởng thành nhiễm HBV tự phục hồi. Tuy nhiên, trong trường hợp miễn dịch không thể loại trừ virus, viêm gan B cấp sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính.
1.2. Viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính là một trạng thái nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên. Trong trường hợp này, virus HBV không bị loại bỏ mà tiếp tục tồn tại âm thầm trong máu và gan của người bệnh. Theo thời gian, viêm gan mãn tính có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan và nguy cơ tử vong.
Viêm gan B mãn tính có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan
Theo các bác sĩ, khả năng viêm gan B tiến triển thành mãn tính phụ thuộc vào độ tuổi của người nhiễm bệnh. Người nhiễm bệnh ở độ tuổi trẻ có khả năng cao hơn để viêm gan phát triển thành mãn tính. Theo thống kê của WHO, có đến khoảng 80-90% trẻ sơ sinh và 30-50% trẻ em nhiễm virus viêm gan B từ những năm đầu đời cho đến trước 6 tuổi sẽ phát triển thành bệnh viêm gan B mãn tính. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người trưởng thành bị nhiễm bệnh thấp hơn rất nhiều, chỉ dưới 5%.
Có thể thấy, virus viêm gan B xâm nhập và âm thầm hủy hoại sức khỏe lá gan của con người. Đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Với các trẻ nhỏ, nếu bệnh bị tiến triển thành viêm gan B sẽ dẫn đến những hệ lụy sức khỏe khó lường, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe trong tương lai, là 1 gánh nặng cho gia đình và xã hội.
2. Bệnh viêm gan B có dễ mắc phải không?
Viêm gan B là một trong những loại viêm gan siêu vi phổ biến trên toàn cầu. Theo thống kê của WHO tính đến năm 2021, số người nhiễm virut viêm gan B mạn tính là 296 triệu người.
Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia có số lượng người nhiễm virus viêm gan B ở mức cao. Theo thống kê từ WHO tháng 10/2023 trên báo vietnamnet.vn, nước ta có khoảng 8,1% dân số nhiễm virus viêm gan B, con số này tương đương 8 triệu người. Điều nguy hiểm là rất nhiều người bị viêm gan không nhận biết được tình trạng bệnh của mình, chỉ có khoảng 10% số người mắc viêm gan B được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
3. Vắc xin phòng bệnh viêm gan B có tác dụng gì?
Vắc xin phòng viêm gan B là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh viêm gan B và các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan và ung thư gan. Vắc xin được khuyến nghị cho mọi người có nguy cơ tiếp xúc với virus viêm gan B. Việc tiêm chủng vắc xin này rộng rãi sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.
Vắc xin viêm gan B giúp bảo vệ con người khỏi sự tấn công của virus nguy hiểm này
Hơn nữa, việc tiêm vắc xin cũng giảm nguy cơ mắc viêm gan D, vì bệnh này chỉ xảy ra khi cơ thể đã nhiễm virus viêm gan B trước đó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vắc xin viêm gan B chỉ phòng ngừa được loại virus viêm gan B cụ thể, không có tác dụng phòng ngừa các nguyên nhân gây viêm gan khác như virus viêm gan A, C.
4. Thông tin lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại vắc xin tiêm phòng viêm gan B. Trong đó, vắc xin viêm gan B cho người lớn phổ biến có Heberbiovac HB 1ml xuất xứ Cu Ba và vắc xin Twinrix phòng ngừa cùng lúc 2 căn bệnh là viêm gan A và viêm gan B.
Trong khuôn khổ bài viết này, Thu Cúc TCI xin chia sẻ tới bạn đọc lịch tiêm phòng viêm gan B cho người lớn theo 2 loại vắc xin trên. Lưu ý, lịch tiêm phòng chỉ có tính chất tham khảo, bạn có nhu cầu tiêm phòng cần đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết, phù hợp với điều kiện sức khỏe và lịch sử tiêm trước đây của bạn.
– Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn bằng vắc xin Heberbiovac HB 1ml:
Lịch tiêm chủng thông thường với người có đủ điều kiện sức khỏe là 3 mũi với thời gian: 0 – 1 – 6 tháng.
Với những người có yếu tố lây nhiễm cao, bạn có thể được tư vấn phác đồ tiêm nhanh bao gồm 4 liều với thời gian 0 – 1- 2 – 12 tháng.
Ngoài ra còn có lịch tiêm nhanh hơn, tổng cộng 4 liều vào các ngày: 0 – 7 – 21, liều số 4 tiêm sau mũi đầu tiên 12 tháng.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cần được bác sĩ chỉ định lịch tiêm cụ thể phù hợp với tình trạng, sức khỏe của mỗi người
– Lịch tiêm viêm gan B cho người lớn bằng vắc xin Twinrix:
Vắc xin Twinrix bạn có thể tiêm 2 – 3 mũi tùy từng trường hợp, cụ thể như sau:
Nếu bạn đã tiêm đủ tổng cộng 3 mũi phòng viêm gan B, bạn sẽ được chỉ định tiêm tiếp 2 mũi vắc xin Twinrix cách nhau từ 6 – 12 tháng.
Nếu trường hợp bạn chưa tiêm vắc xin viêm gan B thì bạn cần hoàn thành đủ 3 liều vắc xin Twinrix theo lịch: 0 – 1- 6 tháng.
Có thể thấy lịch tiêm viêm gan B cho người lớn khá dễ nhớ, thời gian không kéo dài quá 1 năm để hoàn thành đủ số mũi theo tiêu chuẩn mà Bộ Y tế đưa ra.
Ngoài ra, những người đã nhiễm viêm gan B rồi thì việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B là không có giá trị. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tiêm các vắc xin dự phòng viêm gan A để tránh virus này làm ảnh hưởng đến lá gan của bạn. Người bị viêm gan B nếu mắc cả viêm gan A, bệnh sẽ tiến triển nhanh, dẫn đến những tổn thương gan nghiêm trọng.
Trên đây là lịch tiêm viêm gan B cho người lớn, đối với trẻ em sẽ có lịch tiêm chủng khác. Vì thế để được tư vấn chi tiết nhất, bạn hãy đến Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được khám và hỗ trợ thông tin. Nếu bạn đọc còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.