Liệt dây 7 trung ương có liên quan mật thiết đến các tổn thương từ vỏ não đến cầu não. Khi thấy có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Liệt dây 7 trung ương là bệnh gì?
Liệt dây 7 trung ương là tình trạng tổn thương có liên quan đến não bộ. Trong cơ thể, não là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, có nhiệm vụ chỉ huy mọi hành động. Khi bị tác động và tổn thương, khả năng trao đổi thông tin của não bộ sẽ bị rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan nhận tín hiệu từ não, tủy sống. Bệnh liệt dây thần kinh trung ương có thể khỏi nếu phát hiện sớm hoặc để lại di chứng nhưng không gây co cứng các cơ ở nửa mặt phía bên liệt.
2. Triệu chứng khi bị bệnh
Bệnh nhân khi mắc liệt dây thần kinh trung ương sẽ có triệu chứng lâm sàng rất rõ. Bệnh sẽ gây ra hiện tượng liệt 1/4 dưới của mặt thường đi kèm triệu chứng liệt nửa người cùng bên. Cơ thể vẫn có khả năng duy trì thính lực, bài tiết nước bọt, nước mắt, cảm giác vẫn bình thường ở 1/3 trước lưỡi. Người bệnh vẫn có cảm giác này là do dây thần kinh số 7 được chi phối bởi cả hai bán cầu não.
Bệnh còn có một số dấu hiệu khác như méo miệng, ăn uống khó khăn, nước chảy ra ở bên bị liệt..
-
Biểu hiện rõ nhất là người bệnh bị liệt 1/4 dưới của mặt
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lý này xuất phát từ tổn thương vùng bán cầu đại não. Trong nhân vận động dây 7 có 2 phần chính là phần trên và phần dưới. Phần trên được 2 bên bán cầu chi phối, còn phần dưới do một bán cầu bên đối diện đảm nhiệm. Khi có một bán cầu não xuất hiện những tổn thương thì chỉ có khu vực nửa dưới bên đối diện bị mất khả năng phân bố thần kinh.
Bệnh lý này cũng do biến chứng của các vấn đề sức khỏe như: chèn ép của khối u não, khối tụ máu trong não. Một số trường hợp còn do tai biến mạch máu não hoặc áp xe não gây ra. Căn bệnh này thường rơi vào những người cao tuổi, để lại những tổn thương khó lành cho não bộ.
-
Nguyên nhân gây bệnh là do gặp các chấn thương sọ não
4. Đối tượng có nguy cơ mắc liệt dây 7 trung ương
Bệnh liệt dây thần kinh 7 ngoại vi gặp ở hầu hết mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Bệnh không phân biệt giới tính và không lây lan. Những người hay bị bệnh là những người thể trạng kém, lười luyện tập thể thao. Những người thường xuyên uống rượu và đi sớm về khuya cũng có khả năng mắc bệnh. Ngoài ra những người có tiền sử tiểu đường, xơ vữa động mạch và thường xuyên thức khuya cũng tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.
5. Di chứng gặp phải khi mắc bệnh
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những di chứng nặng nề cho người bệnh, cụ thể:
5.1. Liệt dây 7 trung ương gây ra biến chứng về mắt
Các biến chứng về mắt hay gặp chủ yếu là viêm kết mạc, loét giác mạc, lộn mí. Người bệnh còn bị viêm giác mạc hoặc khô mắt do không cử động được… Nếu để thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người bệnh.
– Hội chứng “nước mắt cá sấu”: Di chứng này ít gặp trên các bệnh nhân nhưng vẫn có thể xảy ra. Dấu hiệu nhận biết là hay chảy nước mắt khi ăn.
– Biểu hiện co cơ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Để giảm bớt tình trạng này, người bệnh có thể kết hợp tập luyện phục hồi chức năng.
5.2. Liệt dây 7 trung ương gây co thắt nửa mặt
Hiện tượng này thường gặp chủ yếu ở các bệnh nhân nặng. Dây thần kinh lúc này đã tổn thương trầm trọng nên bệnh nhân sẽ phải chịu nhiều cảm giác đau đớn. Khi bị co thắt nửa mặt, bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, đời sống sinh hoạt hàng ngày.
6. Bệnh có chữa khỏi được không?
Theo các bác sĩ, bệnh có thể chữa khỏi hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể do độ tuổi, nguyên nhân phát bệnh, cấp độ, thời gian não bị tổn thương… Quan trọng nhất là có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời.
Người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần nhanh chóng tới tới các cơ sở y tế chữa trị. Trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu nhẹ có thể khỏi sau 2 – 6 tuần điều trị. Số còn lại thường khỏi sau 2 – 3 tháng các triệu chứng đi kèm mới giảm dần.
Khi được điều trị đúng bệnh, đúng phác đồ, người trẻ tuổi sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn. Ở người cao tuổi, khả năng hồi phục thường chậm do sức khỏe suy yếu, có trường hợp không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Với các trường hợp nặng hoặc các biện pháp điều trị muộn thì rất khó hồi phục. Có tới 80-90% người bệnh sẽ bị méo miệng khi cười, khó khăn trong giao tiếp. Việc chậm trễ điều trị còn gây thoái hóa dây thần kinh. Nếu điều trị sai phương pháp, bệnh gây tiến triển xấu, khó phục hồi chức năng cho người bệnh.
7. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng ngừa liệt dây 7 trung ương, bạn cần lưu ý thực hiện những biện pháp sau:
– Nên duy trì thói quen vận động phù hợp với sức khỏe bản thân, tập thể dục thể thao hàng ngày.
– Vào mùa hè khi đi ngủ, bạn không nên bật quạt đứng nguyên 1 vị trí. Hạn chế để gió thổi trực tiếp vào sau gáy hoặc trước mặt.
– Không nên ngồi bật dậy đột ngột sau khi thức giấc. Bạn nên ngồi dậy khoảng 2 phút rồi mới đứng dậy ra khỏi giường. Điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa phù hợp so với nhiệt độ bên ngoài.
– Trường hợp phải di chuyển xa bằng tàu xe, bạn cần chú ý không tự ý mở cửa xe. Nên đeo khẩu trang để tránh các luồng gió mạnh tạt vào mặt.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng theo như khuyến cáo. Người bệnh cần hỗ trợ điều trị sớm các bệnh như cảm cúm, các bệnh liên quan tới tai mũi họng.
-
Người bệnh nên khám sức khỏe định kỳ hoặc khám ngay khi phát hiện triệu chứng.
– Ưu tiên các nhóm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, các loại hạt giàu omega 3, chất chống oxy hóa như óc chó, hạnh nhân, hạt chia…
– Giữ tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực, duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh suy nghĩ nhiều dễ gây căng thẳng thần kinh.
Để việc chữa trị đạt hiệu quả cao, người bệnh không nên chủ quan. Khi thấy các dấu hiệu bị bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.