Men gan là những chỉ số cảnh báo tình trạng sức khỏe gan mật. Men gan cao báo hiệu những tế bào gan bị chết đi cần có biện pháp đối phó kịp thời hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe.
1. Men gan tăng cao nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng men gan, có thể kể đến một số nguyên nhân chính gây tăng men gan như:
-Tăng men gan do viêm gan: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tăng men gan. Khi bị viêm gan, các chỉ số men gan sẽ tăng lên đột biến, các virus xâm nhập vào tế bào gan và nhanh chóng lây lan làm hủy hoại tế bào gan. Tế bào gan càng bị hủy hoại thì chỉ số men gan càng cao.
Nhiều nguyên nhân gây men gan cao
-Tăng men gan do rượu bia: Uống nhiều rượu bia khiến quá trình giải độc của lá gan không thể đáp ứng được và sinh ra những tổn thương tại gan. Khi nạp rượu bia vào cơ thể, một lượng rượu bia đi vào máu làm chỉ số men gan tăng cao.
-Tăng men gan do các bệnh lý: Có nhiều bệnh lý trong cơ thể khiến lá gan bị tổn thương và gây nên tình trạng men gan tăng cao, đó là bệnh đái tháo đường, sốt ré, bệnh về đường mật… Những bệnh này kết hợp với việc sử dụng thuốc khiến quá trình chuyển hóa của tế bào gan bị ảnh hưởng hoặc là gây ngộ độc cũng như phá hủy các tế bào gan gây viêm gan cấp tính làm tổn thương gan nghiêm trọng. Lúc này chỉ số men gan sẽ tăng lên nhanh chóng.
-Do chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý.
2. Triệu chứng men gan cao
Triệu chứng cảnh báo men gan cao thường không rõ ràng, người bệnh khó phát hiện được các biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương nặng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:
- Đau hạ sườn phải.
- Đau bụng dưới.
- Cơ thể mệt mỏi, hay sốt nhẹ vào buổi chiều.
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
3. Phương pháp chẩn đoán men gan cao
Để chẩn đoán men gan cao chính xác nhất, người bệnh cần làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số men gan. Khi có các dấu hiệu men gan cao hoặc có nghi ngờ, người bệnh cần đi khám chuyên khoa gan mật để được khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán men gan cao.
Xét nghiệm máu chẩn đoán mức độ men gan cao
Trong gan có 4 loại men, gồm:
- AST: aspartate transaminaseh tồn tại trong tế bào gan.
- ALT: alanin transaminas cũng nằm trong tế bào gan.
- Phospho kiềm. alkalin phosphatase nằm ở màng tế bào gan
- GGT: gamma glutamyl transpeptidase trong thành tế bào của ống mật.
Trong đó hai chỉ số AST và ALT thường được dùng để xác định mức độ tăng men gan.
Một người bình thường sẽ có nồng độ AST <=37 IU/L và ALT <=40 IU/L. Nếu chỉ số này tăng lên từ 2 – 5 lần là tăng men gan ở mức độ trung bình, vượt quá 5 lần là mức độ nặng.
Khi phát hiện men gan tăng cao, người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng khác để kiểm tra nguyên nhân gây men gan cao và điều trị hiệu quả.
4. Biến chứng men gan cao
Trong trường hợp men gan cao vượt quá mức giới hạn và kéo dài rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu không được điều trị hiệu quả, men gan cao kèm theo các bệnh lý nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chỉ số men gan cao báo hiệu một lượng lớn tế bào gan chết đi. Điều này rất nguy hiểm đối với chức năng của gan. Nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan.
Men gan cao báo hiệu gan đang gặp vấn đề như viêm gan, ung thư gan và những bệnh gây tổn thương gan khác.
Men gan cao để lâu dài sẽ khiến người bệnh giảm tuổi thọ.
5. Phương pháp điều trị men gan cao
Mục đích điều trị men gan cao là tìm được nguyên nhân điều trị triệt để nguyên nhân, hạ men gan về giới hạn cho phép. Theo đó, để điều trị hạ men gan hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:
-Khám bác sĩ chuyên khoa gan mật càng sớm càng tốt khi thấy có dấu hiệu men gan tăng cao.
-Thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-Khám sức khỏe định kỳ.
-Tránh xa rượu bia, thuốc lá.
– Áp dụng chế độ dinh dưỡng giàu dưỡng chất, cần thiết cho tiến trình tái tạo mô gan. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
-Phối hợp các loại men kháng viêm và kháng oxy hóa như papain trong đu đủ, bromalin trong thơm … trong chế độ dinh dưỡng.
-Ngủ đủ giấc vì giấc ngủ 8 tiếng chính là cao điểm cho tiến trình phục hồi của lá gan.
-Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái; tránh căng thẳng, stress…
6. Khám và điều trị men gan cao tại Bệnh viện Thu Cúc
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa nguy cơ biến chứng men gan cao
Chuyên khoa Gan mật Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang khám và điều trị tất cả các bệnh lý liên quan đến gan mật, trong đó có khám và điều trị men gan cao. Khám và điều trị men gan tăng cao tại Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được các bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và chữa trị. Đặc biệt người bệnh có cơ hội khám giáo sư gan mật với chi phí ưu đãi. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp việc khám và chẩn đoán bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
Bệnh viện Thu Cúc thực hiện khám bệnh ngoài giờ hành chính, giúp người bệnh chủ động thời gian khám chữa bệnh. Quy trình đăng ký khám nhanh gọn. Bệnh nhân có thể đặt lịch khám qua hệ thống tổng đài của bệnh viện để chủ động thời gian. Đội ngũ nhân viên, lễ tân của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón, chỉ dẫn và giải đáp mọi thắc mắc của người bệnh…
7. Cách phòng ngừa men gan cao
-Khi phát hiện thấy hiện tượng tăng men gan thì cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm định lượng gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật.
-Không uống rượu bia, không hút thuốc lá.
-Nếu tăng men gan xảy ra ở những người có tình trạng thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng nhiều chất đạm.
-Duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dưỡng chất. Uống nhiều nước.
-Ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
-Duy trì tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress…
8. Ý kiến người bệnh
“Tôi được chẩn đoán men gan cao trong một lần khám sức khỏe định kỳ, sau đó tôi đến bệnh viện Thu Cúc để thăm khám. Bác sĩ Thành siêu âm gan cho tôi chẩn đoán tôi bị gan nhiễm mỡ độ 2 và tư vấn cụ thể về chế độ ăn uống sinh hoạt phòng ngừa bệnh tiến triển nặng. Ngoài ra, bác sĩ còn kê thuốc và dặn dò tôi rất kĩ lưỡng. Sau 6 tháng kiên trì điều trị hiện sức khỏe của tôi đã ổn định, mỡ trong gan và men gan về mức bình thường. Tuy vậy tôi vẫn duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt như bác sĩ khuyến cáo và tái khám định kỳ thường xuyên.” – Chị Nguyễn Thị Dương, 49 tuổi, Hà Nội.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.