Mới quan hệ xong có nên đi khám phụ khoa là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Để được giải đáp băn khoăn một cách chi tiết nhất, chị em có thể theo dõi bài viết dưới đây!
1. Tại sao cần khám phụ khoa?
Khám phụ khoa tức là khám tổng quát và chi tiết các bộ phận tại cơ quan sinh dục của nữ giới. Tùy thuộc vào kết quả khám, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm dịch cổ tử cung…
Khám phụ khoa tức là khám tổng quát và chi tiết các bộ phận tại cơ quan sinh dục của nữ giới.
Không ít chị em có tâm lý ngại ngùng khi phải đi khám. Do đó, đa phần chúng ta chỉ khám khi bộ phận sinh dục xuất hiện các triệu chứng bất thường. Thực tế cho thấy, ở độ tuổi trưởng thành, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa sẽ tăng cao.
Để đảm bảo tình trạng sức khỏe tuyệt đối, chị em cần thăm khám theo định kỳ. Việc thăm khám đều đặn giúp kiểm tra sức khỏe sinh sản cũng như tầm soát các bệnh lý.
2. Quy trình thăm khám bao gồm những bước gì?
Nhìn chung, các thủ tục khám khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Các chị em chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo các bước khám cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra tổng quát
Để đưa ra phác đồ thăm khám cụ thể, bác sĩ cần lấy một số thông tin cần thiết của bệnh nhân. Một số thông tin bao gồm: Chiều cao, cân nặng, huyết áp, chu kỳ kinh nguyệt
Kiểm tra tổng quát là bước đầu tiên trong quá trình thăm khám
Bước 2: Khám ngoài bộ phận sinh dục
Bệnh nhân được khám ngoài bộ phận sinh dục. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra xem vùng bụng dưới có bất thường gì không.
Bước 3: Khám trong bộ phận sinh dục
Khám cơ quan sinh dục bao gồm: Kiểm tra vùng mu, tầng sinh môn, môi lớn, môi bé, nếp gấp bẹn… Trong quá trình khám, bác sĩ đưa dụng cụ mỏ vịt vào trong âm đạo nhằm quan sát toàn bộ bộ phận sinh dục. Nếu nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…để phát hiện chính xác tình trạng.
Cùng với đó, bệnh nhân được chỉ định khám thêm một số bộ phận:
– Khám ở trực tràng
– Khám ở vùng ngực
– Khám khu vực tử cung
Bước 4: Xét nghiệm nếu cần
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định xét nghiệm. Một số xét nghiệm cần thiết có thể bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi tươi dịch âm đạo, xét ngiệm tế bào cổ tử cung…
3. Mới quan hệ xong có nên đi khám phụ khoa không?
Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp để đi khám là khoảng từ 2-3 ngày sau khi quan hệ tình dục. Như vậy, cần kiêng quan hệ khoảng từ 2-3 ngày trước khi khám. Nguyên nhân là do sau quá trình quan hệ, các tế bào bất thường và vi khuẩn có thể xâm nhập vào âm đạo. Ngoài ra, sự xuất hiện của tinh trùng lẫn trong dịch tiết âm đạo khiến việc xét nghiệm khi khám phụ khoa trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chẩn đoán và điều trị.
Mới quan hệ xong đi khám phụ khoa có chính xác hay không là thắc mắc của nhiều chị em
Bên cạnh đó, để có được kết quả khám chính xác nhất, khi đi khám phụ khoa chị em cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
– Không đi khám trong ngày hành kinh
Trong những ngày hành kinh, niêm mạc bong tróc, tử cung ra máu ồ ạt sẽ rất khó khăn cho việc quan sát. Ngoài ra, cổ tử cung mở rộng cũng khiến cho việc thăm khám dễ gây nhiễm trùng.
– Tránh thụt rửa âm đạo trước khi đi khám
Thực chất, việc thụt rửa âm đạo, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ gây nhầm lẫn khi phân tích mẫu bệnh phẩm. Ngoài ra, việc thụt rửa cũng vô tình giết chết các vi khuẩn có lợi.
– Không dùng các chất kích thích, dùng thuốc rửa âm đạo trước khi khám phụ khoa
4. Những thời điểm nên đi khám phụ khoa
Một số mốc thời gian quan trọng chị em lưu ý khi đi khám bao gồm:
– Thời điểm tiền hôn nhân: Để chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng, chị em đừng quên đặt lịch khám phụ khoa. Việc khám không chỉ giúp loại trừ các vấn đề viêm nhiễm mà còn giúp chúng ta kiểm tra toàn diện sức khỏe sinh sản
– Thời điểm trước khi mang thai: Khám trước khi mang thai giúp chúng ta có thể điều trị kịp thời các vấn đề của bộ phận sinh dục. Ngoài việc đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé, kiểm tra phụ khoa cũng có thể giúp tránh những biến chứng tới sức khỏe sinh sản sau này.
– Khi phát hiện vùng kín có dấu hiệu bất thường: Khi phát hiện vùng kín có những dấu hiệu như: Đau rát, ngứa, tiết nhiều khí hư, rối loạn kinh nguyệt… Chị em cần đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và lên phương án điều trị kịp thời.
Hi vọng sau bài viết này, chị em đã được giải đáp thắc mắc mới quan hệ xong có nên đi khám phụ khoa. Có thể nói thời điểm chữa trị có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng điều trị, chính vì vậy tốt hơn hết là chị em nên hình thành thói quen thăm khám định kỳ, tốt nhất là 6 tháng/lần để phòng ngừa các bệnh lý cũng như đảm bảo sức khỏe tổng quát.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.