Bệnh ung thư xương là bệnh ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sút, mô liên kết từ xương. Căn bệnh này thường ít gặp nhưng rất nguy hiểm do đó bạn cần khám bệnh ngay khi có những bất thường.
1. Ung thư xương và những vị trí ảnh hưởng lớn nhất
Ung thư xương hay u xương ác tính là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số những bệnh lý về xương. Bệnh có khả năng di căn rất cao, khoảng gấp 3 đến 4 lần so với những loại ung thư khác.
Căn bệnh này không chỉ đe dọa tính mạng của người bệnh mà còn làm cho bệnh nhân ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt bởi có khả năng bị tàn phế. Căn bệnh này có khả năng lây lan rất mạnh mẽ đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Tuy nhiên ung thư xương sẽ không bao gồm bệnh lý ung thư di căn đến xương mà sẽ đặt tên theo nơi bắt đầu xuất hiện tế bào ung thư. Khối u có thể hình thành từ bất kì vị trí nào trong xương như xương đùi, xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai…
Ung thư xương hay u xương ác tính là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số những bệnh lý về xương.
2. Nguyên nhân hình thành và phân loại ung thư xương
2.1 Phân loại bệnh ung thư ở xương
Ung thư xương được xem là bệnh lý nghiêm trọng khi khối u hình thành ở xương hoặc ở các vị trí xung quanh của mô xương(sụn). Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ vị thành niên và người dưới 30 tuổi nhưng đa số có ít trường hợp người trung tuổi mắc bệnh.
Ung thư gan thứ phát có thể dẫn tới tình trạng lây lan hoặc di căn đến các cơ quan khác và khối u ác tính thứ phát thường xuất hiện nhiều hơn so với ung xương thể nguyên phát. Trong đó, ung thư xương thứ phát gồm những loại sau:
– Ung thư xương đa u tủy: Tình trạng phổ biến nhất và xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển tại tủy xương dẫn tới hình thành khối u. Bệnh hay găp ở người lớn tuổi nhưng có tiên lượng tốt.
– Sarcoma xương: Thường gặp ở thanh thiếu niên và trẻ em những vẫn có thể gặp ở người lớn với sự xuất phát từ đầu xương dài ở chân và tay.
– Sarcoma sụn: Thường xuất hiện ở xương chậu hoặc đùi của người lớn tuổi.
– Ewing’s Sarcoma: Đây là loại ung thư hiếm gặp và hình thành từ những mô mềm trong xương hoặc ở các vị trí trực tiếp tại xương, thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
2.2 Nguyên nhân gây bệnh ung thư xương
Hiện chưa có nguyên nhân cụ thể cho căn bệnh này nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh bao gồm: tiền sử gia đình, bệnh Paget hoặc có khối u ở sụn…
Khối u sụn có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương
3. Những dấu hiệu bệnh ung thư ở xương
Những triệu chứng của bệnh ung thư ở xương thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu và thường ở những giai đoạn phát triển của bệnh. Trong những giai đoạn đầu thì những biểu hiện cũng ung thư xương thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp thông thường như: đau tay, đau khớp, đau xương, vận động kém…
Tuy nhiên khi khối u phát triển lớn dần thì các triệu chứng bệnh sẽ thay đổi tùy theo mức độ phát triển của bệnh với những dấu hiệu có thể gặp phải như sau:
– Đau xương khớp: Lúc đầu chỉ đau nhẹ và không liên tục nhưng nếu tình trạng ngày càng nặng và xuất hiện trong những thời điểm cố định thì bạn cần theo dõi kĩ để đi khám. Đa số người bệnh sẽ đau vào ban đêm và khó có thể nhận dạng được cơn đau xuất phát chính xác từ đâu.
– Sưng và nổi cục u ở xương: Đây là dấu hiệu trong thời gian đầu của bệnh và khối u phát triển khiến cho những mô xương bị lồi ra ngoài. Nếu sờ vào khối u bạn có thể cảm nhận chúng lồi lõm bất thường.
– Chức năng xương rối loạn: Bệnh nhân ung thư xương trong giai đoạn muộn thường là khi khối u phát triển mạnh làm cản trở chức năng của xương dẫn tới tình trạng bị teo cơ.
– Đè nén khối u phát triển quá nhân: Khối u ở vùng chậu sẽ đè nén đến bàng quang, trực tràng, ruột dẫn tới cảm giác khó tiểu Khối u chèn vào cột sống dẫn tới tê liệt và khối u ở khoang mũi có thể dẫn tới một số vấn đề trong hô hấp.
– Xương bị biến dạng khi khối u phát triển và ảnh hưởng tới xương
– Có thể gây ra một số dị tật về xương
Ung thư xương có thể dẫn tới một số dị dạng ở xương ảnh hưởng tới sinh hoạt
– Xương của người bệnh thường dễ gãy, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể dẫn tới liệt.
Khối u phát triển càng lớn, người bệnh sẽ càng có cảm giác đau đớn. Các triệu chứng của bệnh cũng tăng dần và nghiêm trọng hơn theo thời gian. Thêm vào đó, người bệnh có thể bị viêm khớp, chấn thương hoặc loãng xương…
Bệnh ung thư xương là một bệnh lý nguy hiểm và việc phát hiện sớm bệnh có vài trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị và mang đến hiệu quả cao nhất. Nếu thấy các dấu hiệu xương khớp lạ nghi ngờ ung thư xương thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, sàng lọc và chữa trị sớm tránh nguy hiểm sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.